757 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại giai đoạn đầu

Bệnh dại là một trong những bệnh lý truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh dại kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại giai đoạn đầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn y học bởi chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu – Giảng viên lớp Vb2 Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM.

Dấu hiệu mắc bệnh dại là gì?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh dại kéo dài khoảng 4 – 12 tuần.

  • Giai đoạn đầu: Kéo dài 3 – 10 ngày bệnh nhân mắc bệnh dại khởi phát bắt đầu bằng các dấu hiệu và triệu chứng giả cúm sau:

– Sốt dao động từ 37,5 – 38,5 độ C

– Đau đầu, chóng mặt kèm nôn, buồn nôn

– Suy nhược cơ thể

– Chán ăn, đắng miệng

– Cảm giác đau, ngứa hoặc tê vị trí vết cắn, cào

  • Sau một vài ngày các triệu chứng thần kinh sẽ phát triển bao gồm:

– Dễ cáu giận, hung hăng

– Thường xuyên kích động

– Lú lẫn, mất tập trung, thường xuyên bị ảo giác

– Co cứng cơ toàn thân

– Co giật khi lên cơn

– Yếu, liệt vận động

– Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, nước

  • Giai đoạn 2: Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Khó nuốt

– Liệt cơ tròn

– Kích động và mất phương hướng

– Tê liệt và co cứng cơ toàn thân

– Hôn mê

– Tử vong

Dấu hiệu mắc bệnh dại là gì?
Dấu hiệu mắc bệnh dại là gì?

Thể bệnh dại thường gặp trên lâm sàng

Virus dại sau khi liên tục tấn công hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể sẽ tiến triển thành hai thể  bệnh dại đó là thể viêm não và thể liệt.

  • Bệnh dại thể viêm não: Theo chia sẻ tại tin tức y tế, chuyên gia Hậu cho biết, những trường hợp nhiễm bệnh dại thể viêm não thường tăng động, dễ bị kích thích và có những dấu hiệu bất thường sau:

– Mất ngủ là dấu hiệu điển hình của thể bệnh viêm não

– Lo lắng, bồn chồn

– Lú lẫn, mất tập trung, sinh ảo giác

– Tăng động, dễ kích động

– Chảy nước bọt thường xuyên

– Rối loạn vận động

– Nuốt kém

– Sợ nước, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

  • Bệnh dại thể liệt: Ở thể bệnh dại này thời gian ủ bệnh dài ngày nhưng gây ảnh hưởng và các biến chứng nghiêm trọng. Những người bị nhiễm bệnh dần dần bị tê liệt, cuối cùng rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong.

Phương pháp xử trí khi bị nhiễm virus dại

  • Tiêm phòng vacccin: Đây là phương pháp điều trị tối ưu nhất khi bạn nhiễm virus dại. Sau khi tiếp xúc với virus dại bạn cần tiêm một mũi Globulin kháng thể dại ngay lập tức để chống lại nhiễm trùng dại. Sau đó tiêm vaccin phòng ngừa bệnh dại
  • Xử trí vết thương: Các chuyên gia khuyến cáo sau khi động vật nhiễm virus dại cắn bạn cần rửa ngay vết thương ít nhất 15 phút bằng xà phòng và nước, chất tẩy hoặc cồn iốt. Sau đó đến các trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa bệnh dại

Một số quy tắc an toàn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh dại bao gồm:

  • Tiêm phòng cho thú cưng: Tìm hiểu tần suất bạn cần tiêm vaccine cho mèo, chó và các vật nuôi trong nhà.
  • Bảo vệ vật nuôi nhỏ: Một số vật nuôi không thể tiêm phòng được, vì vậy chúng nên được giữ trong lồng hoặc trong nhà để tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã.
  • Giữ thú cưng trong nhà: Thú cưng nên được nhốt an toàn khi ở nhà, và được giám sát khi ra ngoài.
  • Báo cáo cho chính quyền địa phương: Liên hệ với các quan chức kiểm soát động vật địa phương hoặc sở cảnh sát nếu bạn thấy động vật hoang.
  • Không tiếp cận động vật hoang dã.

Theo https://sieuthithuocviet.edu.vn tổng hợp


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: