468 lượt xem

Đỗ trọng: Vị thuốc chữa bệnh hay có hình thù lạ

Đỗ trọng là Vị thuốc có công dụng bổ Can Thận, chữa đau lưng mỏi gối, tê nhức gân xương, di tinh, liệt dương, hay đi tiểu đêm, phụ nữ có thai đau bụng, động thai ra huyết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về công dụng của nó trong bài viết này.

Cây và hoa Đỗ trọng

Mô tả đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác:  cây Mộc Miên,Tư trọng, Xuyên Đỗ trọng, Tư tiên

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv-Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).

1.Mô tả thực vật:

Đỗ trọng là cây gỗ sống lâu năm,cao từ 15-20m, đường kính khoảng 33-50cm.

Lá mọc so le, hình tròn trứng, gần cuống hình bầu dục hoặc hình thùy, đuôi lá nhọn, lá có răng cưa dài 6-7cm, rộng 3-7cm.

Hoa Mộc Miên là hoa đơn tính khác gốc. Hoa cái thường tụ tập thành 5-10 bông dưới nách lá cây.trong khi hoa đực thường mọc theo từng trùm. Cả 2 loại hoa cái và đực đều không có bao hoa

Mùa ra hoa tháng 3-5.

Quả có màu nâu, hình thoi dẹt. Thời gian có quả 7-9.

2.Phân bổ – thu hoạch và chế biến:,

– Cây thảo dược này được trồng nhiều ở Trung Quốc và ở Liên Xô cũ (miền Nam). Và được di thực về trồng ở Việt Nam. Cây sống được cả ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai). Gần đây ở Việt Nam đã trồng được nhiều hơn. Tuy nhiên số lượng vẫn chưa đủ nên hiện nay còn vẫn phải nhập về để dùng.

– Vỏ thân được bóc ở những cây có đường kính to, ép cho phẳng thường vào mùa hè. Xếp lại thành đống, chờ sau 1 tuần lễ cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu. Sau đó mới đem phơi khô.

Vỏdược liệu  mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong màu đen nâu nhạt. Khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành

Vỏ cây Đỗ trọng được tách ra từ thân

Dược liệu được chia làm 2 loại: Đỗ trọng bắc và  Đỗ trọng nam.

Đỗ trọng Bắc

Có vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 – 0,4cm, mặt ngoài: màu nâu xam hay nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc và có các lỗ vỏ nằm ngang trên bề mặt. Mặt trong khá nhẵn có màu nâu tím, hơi mờ.

Chất vỏ giòn, dễ bẻ gãy. Có mùi hơi thơm, vị hơi đắng.

Đỗ trọng Nam:

Có Vỏ cuộn hình lòng máng, dày  0,2 – 0,4cm. Mặt ngoài vỏ có màu vàng sang hoặc vàng nâu, có rất nhiều đường nứt dọc vỏ. Mặt trong rất nhẵn, cứng hơn và khó bẻ hơn. Vỏ không có mùi, vị nhạt, hơi chát.

Bộ phận dùng:      Chủ yếu là vỏ thân cây Đỗ trọng

Vị thuốc Đỗ trọng đã phơi khô

Thành phần hoá học

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết vỏ chứa chất nhựa của nó có tính chất như cao su. Được sử dụng chủ yếu

Trong vỏ cây có 3 – 7% chất có tính chất của gutta pecka. Trong lá có 2%, trong quả có 27,34%. Ở nhiệt độ 44 – 700, hoạt chất gutta pecka có tính chất dẻo rất cao.

Ngoài chất như gutta pecka trong đỗ trọng có chứa Glycoside, Vitamin C, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Trong lá có tanin và nhựa.

Công dụng – Tác dụng dược lý

Dược sĩ văn bằng 2 cao đẳng dược Hà Nội chia sẻ trong Y học hiện đại: Kết quả nghiên cứu dược lý và đã chứng minh rằng cây đỗ trọng có những tác dụng sau:

– Dịch Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế sự tiến triển của viêm xương khớp.

– Dược liệu đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ sụn ở chuột bị viêm xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

– Đỗ trọng giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch của cơ thể, tăng cường được chức năng vỏ tuyến thượng thận (theo sách Trung Dược Học).

– Có tác dụng Chống co giật và giảm đau (theo sách Trung Dược Học).

– Khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer

– Tác dụng hạ huyết áp: dược liệu này giúp giãn cơ trơn của mạch máu, giúp hạ huyết áp trong một thời gian ngắn. Chỉ cần sắc nước đỗ trọng hoặc cồn chiết xuất từ cây đỗ trọng để uống.

– Tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, giúp giãn mạch từ đó tăng cường lưu lượng máu của động mạch vành (theo sách Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Tác dụng đối với tử cung: Nước sắc và cồn chiết từ cây đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung. Qua Nghiên cứu trên thỏ và chuột lớn đã cho thấy điều đó(theo sách Trung Dược Học).

Tác dụng lợi tiểu và Rút ngắn thời gian chảy máu

Tác dụng kháng khuẩn vàng, trên trực khuẩn lị, coli và cả trực khuẩn mủ xanh…

 Công dụng – Liều dùng

 – Công dụng: Dùng chữa trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, tăng huyết áp, di tinh, liệt dương, bại liệt, phụ nữ có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi tiểu đêm.

– Liều dùng: 6-12g, có thể dùng đến 40g.

Các bài thuốc chữa trị bệnh từ cây đỗ trọng

1.Chữa trị Đau vùng thắt lưng

Đỗ trọng, hạt Quít đồng lượng 80g, Đem sao vàng, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu.

Hoặc:  Sắc cùng với Tỳ giải, Địa cốt bì, sắc cách thuỷ với rượu, uống thường xuyên hằng ngày.

2.Chữa trị đau lưng, bổ thận do thận dương hư

Đỗ trọng, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử mỗi vị 12g, Thục địa 26g, Đương quy và Hoài sơn mỗi vị 16g, Sơn thù 10g, Nhục quế 8g, Lộc giác giao 10g, Phụ tử 6g,

Sắc uống hoặc dùng mật chế làm viên hoàn (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).

3.Chữa trị ra mồ hôi trộm:

Đỗ trọng, Mẫu lệ  mỗi vị đều bằng nhau . Đem tán nhỏ, uống với rượu, một thìa mỗi lần.

4.Chữa trị các chứng bệnh trẻ em bẩm sinh ốm yếu. Trẻ con co giật, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, còi xương, chậm nói, chậm đi, bị trướng,:

Đỗ trọng, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Ngưu tất mỗi vị 4g, Mẫu đơn và Trạch tả mỗi vị 3g, Ngũ vị 2g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g. Đem sắc uống.

5.Chữa trị Phụ nữ sẩy thai nhiều lần:

Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Đương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, Đem sắc uống hằng ngày.

6. Chữa trị động thai (uống dự phòng khi thai được 2 – 3 tháng)

Dùng nước gừng tẩm Đỗ trọng rồi sao cho đứt tơ, cùng với Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán thành bột. Tiếp tục dùng nhục Táo nấu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên hoàn, uống cùng với nước cơm.

7.Chữa trị Thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương:

Đỗ trọng, Ba kích, Đương quy, Thục địa, Ngưu tất, Tục đoạn, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g.

Đem sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, Uống 15 – 20g/ngày, chia làm 2 lần/ngày. .

Hoặc dùng Đỗ trọng,Tỳ giải, Cốt toái bổ mỗi vị 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương, rễ Gốc hạc, Thỏ ty từ, rễ Cỏ xước mỗi vị 12g, Củ mài 25g, Đem Sắc uống.

8.Chữa trị huyết áp cao

– Đỗ trọng, Hoàng cầm và Hạ khô thảo 20g mỗi vị. Đem Sắc uống 1thang/ngày

– Đỗ trọng (sống)và Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì và Thục địa, mỗi thứ 40g,

 đem tán bột làm viên hoàn, mỗi lần uống 12g/lần, uống 2 – 3 lần/ngày, với nước

– Đỗ trọng và Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa và Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g.  Đem Sắc uống 1 thang/ngày

9.Chữa trị đau dây thần kinh tọa

Đỗ trọng 30g  đem nấu với thịt thăn heo trong 30 phút. Bỏ bã Đỗ trọng, ăn thịt 2 lần/ngày, dùng liên tục 7- 10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng

Trong Một số bài thuốc thang khi sử dụng, cần tránh khi uống cùng vị thuốc đỗ trọng vifnos tương kị nhau như:

– Không dùng đỗ trọng với huyền sâm và xà thoái, theo sách bản thảo kinh giải.

– Người không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng thì không được dùng vị thuốc cây đỗ trọng,

– Người âm hư có nhiệt phải sử dụng đỗ trọng cần cẩn thận, tốt nhất nên tham khỏa thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng.

Tóm lại, cây Đỗ trọng đã được chứng minh hiệu quả trong chữa trị nhiều bệnh lý như chữa đau lưng mỏi gối, tê nhức gân xương, di tinh, liệt dương, hay đi tiểu đêm, phụ nữ có thai đau bụng, động thai ra huyết… Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cũng như có phác đồ điều trị phù hợp, tránh những tác dụng không muốn có thể xãy ra./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: