Thuốc Esomeprazol thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng đối với những bệnh nhân trào ngược dạ dày. Vậy thuốc này có tác dụng ra sao, sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách?
- Pantin 40mg: Tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng
- Lactomin: Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng
- Bistin: Công dụng, cách dùng và những tác dụng phụ
Tìm hiểu về thuốc Esomeprazol
Thông tin về thuốc Esomeprazol
Esomeprazol là một sản phầm của công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa sản xuất tại Việt Nam. Thành phần chính của thuốc chính là Esomeprazol với hàm lượng 20mg. Thành phần này có tác dụng điều trị loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cuối cùng là tác dụng đối với hội chứng Zollinger – Ellison. Esomeprazole ức chế dạ dày tiết lượng acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào.
Esomeprazol được sản xuất nhằm điều trị các bệnh như:
- Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
- Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
- Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Chữa lành, phòng ngừa tái phát loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori
- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID.
- Phòng ngừa loét dạ dày-tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
- Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá trùng đường tĩnh mạch.
- Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
Hiện nay Esomeprazol được sản xuất dưới dạng viên nang cứng.
Cách sử dụng thuốc Esomeprazol
Đối với thuốc Esomeprazol thì lời khuyên từ các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM là chỉ nên sử dụng sau khi được chỉ định bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Cách sử dụng thuốc Esomeprazol cùng với nước, không bẻ, nghiền hoặc nhai thuốc khi uống.
Về liều lượng sử dụng thuốc đối với người lớn như sau:
- Người bị viêm xước thực quản do trào ngược: Sử dụng khoảng 40mg duy nhất trong ngày, sử dụng liên tục trong 4 tuần. Nếu chưa được chữa lành vấn đề viêm thực quản có thể sử dụng thêm 4 tuần.
- Người viêm thực quản đã chữa lành điều trị dài hạn: Sử dụng khoảng 20 mg duy nhất trong ngày.
- Trị triệu chứng trào ngược dạ dày-thực quản: Sử dụng khoảng 20 mg duy nhất trong ngày đối với bệnh nhân không bị viêm thực quản.
- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID: Sử dụng khoảng 20 mg duy nhất trong ngày. Thời gian sử dụng là từ 4 đến 8 tuần.
- Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID: Sử dụng khoảng 20 mg duy nhất trong ngày.
- Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: Liều khởi đầu 40 mg, 2 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh theo từng bệnh nhân.
Người chống chỉ định sử dụng thuốc:
- Mẫn cảm với thành phần chính là esomeprazole hoặc bất kỳ thành phần nào có chứa của thuốc.
- Người đang sử dụng thuốc nelfinavir.
Esomeprazol đóng gói dạng viên nang cứng
Tác dụng phụ của thuốc Esomeprazol
Về tác dụng phụ của thuốc Esomeprazol, dược sĩ liên thông Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ rằng người bệnh có thể gặp các biểu hiện sau đây: Đau đầu; Phù ngoại biên; Tăng men gan, vàng da, viêm gan; Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay; Gãy xương hông, cổ tay, cột sống, loãng xương; Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; Kích động, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác; Phản ứng quá mẫn như sốt, phù mạch, phản ứng phản vệ/sốc phản vệ; Nhìn mờ; Co thắt phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp; Rối loạn vị giác, viêm miệng, nhiễm candida đường tiêu hóa; Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johson, hoại tử biểu bì nhiễm độc; Chứng vú to ở nam giới; Viêm thận kẽ; Hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin. Ngoài ra người bệnh có gặp các tác dụng khác không có được liệt kê ở danh sách này do đó bạn nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy vấn đề trong quá trình dùng thuốc
Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cao thông tin về thuốc Esomeprazol được thông tin ở bài viết mục đích chính là tham khảo, người bệnh không tự ý dụng thuốc và cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.