1508 lượt xem

Furosemide là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?

Furosemide được sử dụng để làm giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể (phù) gây ra bởi các bệnh như suy tim, bệnh gan và bệnh thận.

Furosemide là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?

Furosemide là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?

Tác dụng của furosemide là gì?

Điều này có thể làm giảm bớt các triệu chứng như khó thở và sưng ở tay, chân và bụng. Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Giảm huyết áp cao giúp ngăn chặn đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận. Furosemide là thuốc lợi tiểu làm cho bạn tạo nhiều nước tiểu hơn. Điều này giúp cơ thể tránh chứa quá dư nước và muối. Thuốc kháng sinh này cũng có thể được sử dụng để làm giảm mức độ canxi trong máu (tăng canxi trong máu).

Bạn nên dùng furosemide như thế nào?

Dùng thuốc qua đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng chung hoặc không với thức ăn, dùng một hoặc hai lần mỗi ngày. Tốt nhất tránh dùng thuốc này trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng phải thức dậy để đi tiểu. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Đối với trẻ em, liều dùng cũng được dựa trên trọng lượng. Người lớn tuổi thường bắt đầu với liều lượng thấp hơn để giảm các nguy cơ tác dụng phụ. Không tăng liều hoặc dùng thường xuyên hơn so với chỉ định.

Dùng thuốc đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất. Để giúp ghi nhớ, dùng thuốc cùng một thời điểm trong ngày theo chỉ dẫn. Phải tiếp tục dùng thuốc này ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức Y Dược cho biết, hầu hết những người bị huyết áp cao không cảm thấy bị bệnh. Sucralfate, cholestyramine, colestipol và có thể làm giảm sự hấp thu furosemide của cơ thể. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc này, uống các thuốc này cách xa thời gian uống furosemide ít nhất 2 giờ.

Bạn nên bảo quản furosemide như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc Furosemide đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Furosemide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Furosemide có thể tương tác với thuốc nào?

Furosemide có thể tương tác với thuốc nào?

Nếu bạn đang dùng thuốc tân Dược sucralfate (CARAFATE), dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng furosemide. Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc khác mà bạn sử dụng, đặc biệt là:

  • Cisplatin (Platinol);
  • Cyclosporine (Neoral, Gengraf, Sandimune);
  • Axit ethacrynic (Edecrin);
  • Lithium (Eskalith, Lithobid);
  • Methotrexate (Rheumatrex, Trexall);
  • Phenytoin (Dilantin);
  • Kháng sinh như amikacin (Amikin), cefdinir (Omnicef), cefprozil (Cefzil), cefuroxim (Ceftin), cephalexin (Keflex), gentamicin (Garamycin), kanamycin (Kantrex), neomycin (Mycifradin, Neo fradin, Neo tab) , streptomycin, tobramycin (Nebcin, Tobi);
  • Thuốc cho bệnh tim hoặc thuốc huyết áp như amiodarone (Cordarone, Pacerone), benazepril (Lotensin), candesartan (Atacand), eprosartan (Teveten), enalapril (Vasotec), irbesartan (Avapro, Avalide), lisinopril (Prinivil, Zestril), losartan (Cozaar, Hyzaar), olmesartan (Benicar), quinapril (Accupril), ramipril (Altace), telmisartan (Micardis), valsartan (Diovan), và những thuốc khác;
  • Thuốc nhuận tràng (Metamucil, thuốc sữa magnesia, colace, Dulcolax, muối Epsom, Senna, và những thuốc khác);
  • Salicylates như Aspirin, Disalcid, Pills doan, Dolobid, Salflex, Tricosal, và những thuốc khác;
  • Steroid (Prednisone và những thuốc khác).
  • Thức ăn và rượu bia có tương tác tới furosemide không?

Theo chia sẻ các giảng viên Cao đẳng Y Dược thì những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: