Tại Việt Nam việc mua bán thuốc kháng sinh quá dễ dàng, vô tình gây ra tình trạng lạm dụng kháng sinh dẫn đến câu chuyện kháng kháng sinh báo động toàn cầu.
Kháng kháng sinh là gì?
Kháng kháng sinh là tình trạng một số loại vi khuẩn mầm bệnh kháng lại một số thuốc kháng sinh thường dùng, làm cho thuốc đó không còn tác dụng trên lâm sàng, không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Khi đó thuốc kháng sinh đang dùng điều trị cho người bệnh không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.
Gần đây, đã có sự lây lan nhanh chóng của một số vi khuẩn Gram âm mang gen kháng kháng sinh mới: gen New Delhi Metallo Beta lactamase 1 (NDM-1) kháng lại được nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay và là lựa chọn cuối cùng mà con người đang có khi xuất hiện vi khuẩn đa kháng thuốc đó là nhóm carbapenem. Lúc đầu một số chủng vi khuẩn có gen NDM-1 chỉ có ở Ấn Độ, nhưng đến này người ta đã phát hiện được ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản… Tại Việt Nam cũng đã phát hiện được một số vi khuẩn đường ruột có mang gen NDM-1.
Một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh viện ở Việt Nam theo tin tức y tế tổng hợp bao gồm một số vi khuẩn: E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella, A.baumannii, tụ cầu vàng. Tại một số bệnh viện lớn tại nước ta như Bạch mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯQĐ 108, Bệnh viện TƯ Huế… một số vi khuẩn nêu trên có tỷ lệ kháng rất cao với một số kháng sinh thường dùng, cụ thể là với E.coli một số kháng sinh hay sử dụng để điều trị là gentamicin và cefotaxim đã bị kháng lần lượt là 51% và 50,3%. Tụ cầu vàng kháng methiciline là 41,7%, đây chính là một số chủng MRSA (2010).
Tại sao vi khuẩn lại kháng được thuốc kháng sinh?
Để trả lời câu hỏi này, một số chuyên gia y tế từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs Tp.HCM cho biết, từ lâu một số nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu cơ chế kháng lại một số kháng sinh của vi khuẩn. Thật ngạc nhiên và rất thú vị là vi khuẩn dù rất bé nhỏ nhưng lại có muôn vàn phương kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau vi khuẩn. Một số kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì ngay sau đó không lâu đã xuất hiện một số chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó.
Làm sao hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc?
Sự kháng thuốc kháng sinh, xét về bản chất là do việc sử dụng kháng sinh không đúng gây ra. Theo những quan điểm tiến hoá thì sự kháng thuốc sẽ xảy ra dần dần vì vi khuẩn phải có thời gian để đột biến. Thời gian này có thể là 10 năm, có thể là 30 năm hoặc lâu hơn nữa. Nhưng chính sự sử dụng kháng sinh không đúng đã làm cho hiện tượng đột biến xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và thời gian kháng thuốc sẽ ngắn dần.
Để phòng ngừa sự kháng thuốc kháng sinh các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường CĐ Y Dược Pasteur chia sẻ, ngoài sự quy chuẩn của y tế, bản thân những người bệnh là những người quyết định đến vận mệnh chống nhiễm trùng của mình nhất. Những biện pháp sau được xem là có tác dụng như:
- Người bệnh không lạm dụng thuốc kháng sinh như một thuốc thông thường. Chúng ta không nên chỉ đau, ho là đã ngay lập tức sử dụng kháng sinh vì những triệu chứng trên chưa hẳn là biểu hiện của một bệnh nhiễm khuẩn. Nên nhớ, kháng sinh chỉ có tác dụng khi có mầm bệnh là vi khuẩn gây bệnh.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi chắc chắn có dấu hiệu hay bằng chứng của sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, dự đoán chắc chắn nhiễm trùng nặng sẽ xảy ra thì có thể sử dụng kháng sinh dự phòng nhưng nên nhớ chỉ sử dụng ở một liều tối thiểu.
- Cần chấm dứt ngay việc sử dụng kháng sinh khi đã đủ liệu trình cho phép nhưng cũng không được kết thúc quá sớm trước thời gian tiêu chuẩn. Sử dụng quá lâu sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội “tìm hiểu” kháng sinh và đột biến mạnh hơn. Còn kết thúc quá sớm sẽ làm cho vi khuẩn có nguy cơ hồi sinh và do đó có “kinh nghiệm” chinh chiến nhiều hơn để thay đổi. Cả hai biểu hiện này cần tuyệt đối tránh khi có sử dụng kháng sinh trong điều trị.
- Cần sử dụng đúng kháng sinh với đúng loại bệnh. Tránh sử dụng kháng sinh tùy tiện, sử dụng mà không cần thăm khám. Việc sử dụng đúng kháng sinh sẽ hạ thấp được liều điều trị, thành công hoá mục tiêu kiểm soát và sẽ hạn chế tối đa sự kháng thuốc.
- Nếu có điều kiện, nên lựa chọn kháng sinh sau khi có kết quả làm kháng sinh đồ.
Nguồn: Siêu thị thuốc uy tín tại Hà Nội tổng hợp