837 lượt xem

Làm sao để sống chung với bệnh gout?

Làm sao để sống chung với bệnh gout?

Gout là căn bệnh rất phổ biến và thường kéo dài cả đời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để sống chung với bệnh gout?

Làm thế nào để sống chung với bệnh gout?

Làm thế nào để sống chung với bệnh gout?

Không tự ý bỏ thuốc

Thuốc điều trị acid uric có nhiều loại, có loại dùng để hạ acid uric trong đợt cấp, có thuốc dùng để duy trì ngưỡng acid uric trong máu ở ngưỡng cho phép. Do đó, khi dùng thuốc tân dược thì cần dùng đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Khi có triệu chứng đau, sưng, nóng, đỏ khớp nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý.

Theo dõi sát hàm lượng acid uric

Kiểm tra acid uric máu đồng thời kiểm tra những bệnh rối loạn chuyển hóa khác nếu có như đái tháo đường, cao huyết áp…việc kiểm soát này cũng cần phải thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ để có những biện pháp duy trì ổn định acid uric máu.

Có chế độ ăn phù hợp

Những người bị gout cần phải có một chế độ ăn cân bằng. Chế độ ăn không đảm bảo có thể làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Những người bị gout cần xây dựng chế độ ăn ít thực phẩm có chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, hoa quả, hạn chế những thực phẩm nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, gan, các loại đậu đỗ. Không sử dụng rượu, bia, cà phê,  chè vì đây đều là những loại nước làm giảm khả năng bài xuất acid uric, làm tăng lactat máu.

Những người bị gout cùng cân duy trì cân nặng hợp lý, nếu béo phì, thừa cân thì cần giảm cân từ từ, không được giảm cân nhanh, đột ngột. Tăng cường uống nước để tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu, không ăn các hoặc hạn chế các loại quả chua, thực phẩm chua như dưa chua, cà muối…không ăn các chế phẩm có chứa ca cao. Cần giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn, tổng lượng đạm động vật, đậu đỗ chỉ cần khoảng 150 g/ ngày.

Việc tăng các thực phẩm chứa nhiều đạm quá nhiều có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến cho bệnh gout nặng lên. Do đó nên ăn các loại thực phẩm đa dạng để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế carbohydrate tinh chế như bánh mỳ, bánh quy, tránh các loại nước trái cây nhân tọa, đồ uống có ga. Các loại nước uống này có hàm lượng fructose khiến cho hàm lượng acid uric máu tăng.

Theo các Điều dưỡng viên tại ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM 2020 khuyên rằng những người bị gout nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, quả chín, thậm chí có thể dùng nhiều hơn người bình thường một chút. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như nho, dứa, anh đào…để loại bỏ aicd uric.

Bỏ thuốc lá và rượu

Hút thuốc lá làm cản trở khả năng trao đổi chất. Các loại thức uống có cồn có xu hướng làm tăng acid uric trong máu, dẫn tới tích tụ tinh thể urat.

Người bệnh gout cần phải có lối sống lạnh mạnh

Người bệnh gout cần phải có lối sống lạnh mạnh

Tích cực hoạt động thể dục thể thao

Lối sống tĩnh tại là nhân tố làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ tốt về mặt thể chất mà còn tốt về mặt tinh thần. Đồng thời, việc tập luyện cũng giảm các biến chứng cũng như rối loạn của các bệnh lý liên quan đến gout như đái tháo đường, tăng huyết áp…

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu thải kali làm tăng hàm lượng acid uric vì vậy cần phải hạn chế những loại thuốc này. Tốt nhất nếu có bệnh kèm theo cần báo bác sĩ để có đơn thuốc điều trị hợp lý hoặc có phương pháp thay thế.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: