Ngoài việc làm thức ăn, la bặc tử còn là vị thuốc Đông Y quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản…mà bệnh nhân có thể sử dụng nhà rất an toàn và hiệu quả.
- Phụ tử chế vị thuốc quý nên dùng cẩn thận
- Sự thật tác dụng của bạc hà trong việc chữa bệnh
- Nhóm thuốc trục thủy và những điều cần biết khi sử dụng điều trị
La bặc tử là hạt của cây của cải
Tác dụng chính của vị thuốc Đông Y la bặc tử
Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Công Định hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, la bặc tử (hạt củ cải) thuộc nhóm thuốc chỉ khái bình suyễn, thuốc có vị cay ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị và phế. La bặc tử có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hóa). Còn đối với la bặc tử phơi khô (củ cải phơi khô) có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. La bặc tử được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường và hội chứng lỵ.
Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống trong ngày. Hay lấy củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày.
Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm: hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống.
Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng: củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước chia ra cho uống rải rác ít một trong ngày để ngậm và nuốt từ từ. Có thể trộn cùng nước giá đậu xanh cũng rất hay.
Chữa tiêu hóa kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô: hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao sém 16g. Sắc kỹ uống trong ngày.
Chữa lỵ đau mót đại tiện: hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng.
La bặc tử được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau
Bài thuốc điều trị chứng ho lâu ngày được sử dụng nhiều trong Đông Y từ La bặc tử. Để thực hiện được bài thuốc này Tô tử 6 – 12g, La bặc tử 8 – 12g, Bạch giới tử 6 – 8g. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang sắc uống nước chia 2 lần. Bài thuốc trên có tác dụng giáng khí, hóa đàm, bình suyễn. Được sử dụng nhiều cho những bệnh nhân mắc chứng ho, khó thở, đờm nhiều, ngực tức, ăn kém, rêu lưỡi dày, mạch hoạt.
Trong bài thuốc trên cả 3 vị thuốc đều có công dụng giảm ho, hóa đàm, cụ thể như sau: Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, La bặc tử tiêu thực hóa đàm. Trên lâm sàng thường bài thuốc thường được sử dụng để trị các chứng viêm đường hô hấp hoặc viêm phế quản cấp mạn tính, ho đờm nhiều. Trường hợp bệnh nhân bị chứng phong hàn nặng gia lượng Tô tử, ngực đau nhiều gia lượng Bạch giới tử. Trường hợp bụng đầy đau, ăn không tiêu gia La bặc tử. Thường kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt nhuận phế.
Trong quá trình sử dụng la bặc tử, la bặc tử có thể gây hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.
Ngọc Mai – sieuthithuocviet.edu.vn