Khi cần thiết, thay vì tìm kiếm các loại cây thuốc và thảo mộc trong tự nhiên, tốt nhất là nên trồng trong vườn nhà mình. Có những cây thuốc đông y nào trồng được trong vườn nhà? Cùng theo dõi bài viết dưới để biết thêm thông tin nhé.
Cây lô hội
Lô hội, hay Nha đam, Long tu (có nơi gọi là lưu hội, long thủ…) là tên gọi các loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội. Cây thuốc này có hơn 300 loài khác nhau, cây có thể sống được trong nhiều khí hậu và thích hợp nhất là những khu vực nắng nhiều.
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Tp Hồ Chí Minh cho biêt, lô hội là một trong những cây thuốc quý có nhiều tác dụng, và dễ trông quanh nhà nhất.
Tác dụng của cây lô hội
Theo tin tức Y tế mới nhất thì lô hội được sử dụng chữa các bệnh ngoài da thì nó còn được dùng để điều trị viêm loét đại tràng, táo bón mãn tính, chán ăn, các vấn đề tiêu hóa… bằng cách uống nước ép lô hội.
Ngoài ra nó cũng có rất nhiều công dụng làm đẹp đối với phụ nữ như chữa viêm da, giúp da khỏe mạnh và săn chắc, có lợi với da khô, trị rụng tóc, điều trị viêm da… và rất nhiều công dụng khác.
Lô hội thích hợp trồng tại nhà trong từng chậu riêng biệt. Loại cây này phát triển trong điều kiện khô, ẩm thoát nước tốt. Khi trồng chú ý để mầm cây con nhô khỏi mặt đất để không bị úng thối cây khi tưới nước.
Cây thục quỳ
Theo y sĩ Y học cổ truyền Tạ Minh Tâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thục quỳ là một loại cây mọc hoang bên sườn dồi, triền núi, hàng rào hay lối đi ven đường. Tại nước ra, loài cây thuốc này thường nở hoa vào mùa đông nên cũng được tận dụng làm hoa cảnh vào dịp tết Nguyên đán.
Tác dụng của cây quỳ thục
Quỳ thục thuộc vào những cây thuốc quý có thể sử dụng toàn thân từ gốc, thân, hoa, hạt, rễ.
Theo Đông y, hoa giúp điều kinh, giải độc.Hạt có tác dụng lợi niệu, thông đại tiện, hạ n hiệt. Rễ cây được dùng để điều trị viêm và kích thích thích nước tiểu, chống axit dạ dày dư thừa, chống loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày. Ngoài ra, gốc thục quỳ còn có tác dụng trị các bệnh xương khớp, đau cơ bắp, bong gân, viêm da, côn trùng cắn …
Thục quỳ là loại cây ưa sáng, ưa đất màu tơi xốp, chịu được rét, khô, dễ trồng và thích hợp trồng trong chậu. Phải nên chú ý bọc rễ và ngắt ngọn để tránh kích thích cây đẻ nhánh.
Cúc vạn thọ
Cúc Vạn Thọ là cây thân thảo mọc đứng, phân nhánh thành bụi. Hoa cúc vạn thọ chỉ cao chừng 20cm nên rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ.
Công dụng
Được biết đến với tác dụng khắc phục các vấn đề về da như bong gân, đau mắt, côn trùng đốt,… Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt hoặc điều trị sốt và nhiễm trùng mãn tính.
Cúc Vạn Thọ hợp với thời tiết mùa thu đông ở miền Bắc – khoảng 15 độ. Cúc Vạn Thọ phát triển ở hầu hết các điều kiện đất đai miễn đó là vùng đất ấm ướt. Để trồng cúc vạn thọ, gia đình nên chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Cây rau má
Cây rau má có thân nhẵn, mọc bò lan trên mặt đất, có rễ ở các mấu và có tác dụng chữa lành vết thương, tăng kích thích của các chất béo và protein cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, cây rau má còn dùng để điều trị suy tĩnh mạch, tăng khả năng tập trung,…
Đây là một trong những cây thuốc quý dễ trồng, chúng ta chỉ cần cần lên luống như gieo rau cải sau đó cấy giống một lần.
Vừa rồi là những cây thuốc quý có thể trông tại nhà vừa có tác dụng chữa bệnh lẫn làm cảnh. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được những loại cây thích hợp với căn nhà của bạn.