Mebendazole là một loại thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm giun ký sinh như giun đũa chó, bệnh giun kim… Vậy cần sử dụng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Một số thông tin cần biết về thuốc mebendazole
Tác dụng của thuốc mebendazol là gì?
Mebendazol là một thuốc kháng giun, giúp ngăn ngừa giun phát triển hoặc gia tăng trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng thuốc mebendazol để điều trị nhiễm trùng giun như giun tóc, giun kim, giun đũa và giun móc hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi nhiều loại giun cùng một lúc. Mebendazol cũng là một loại thuốc tân Dược có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được nêu trong hướng dẫn sử dụng thuốc này.
Bạn nên dùng thuốc mebendazol như thế nào?
Bạn nên dùng mebendazole đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Bạn nên uống mỗi liều thuốc với một ly nước đầy. Viên nén mebendazol có thể nuốt, nhai, hoặc nghiền nát và trộn với thức ăn. Bên cạnh đó, bạn nên dùng đủ số lượng mebendazole chỉ định ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Các triệu chứng của bạn có thể bắt đầu cải thiện trước khi nhiễm trùng hoàn toàn chấm dứt.
Bạn có thể mất đến 3 ngày sau khi điều trị để loại giun ra khỏi dạ dày và ruột. Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại giun và sự vận động của hệ thống tiêu hóa. Nếu nhiễm trùng không được chữa khỏi trong vòng 3 tuần, phương pháp điều trị thứ hai có thể là cần thiết. Việc nhịn ăn, dùng thuốc nhuận tràng và tẩy giun sẽ không giúp điều trị khỏi nhiễm trùng này. Việc điều trị của các thành viên gia đình và người thân cận khác có thể cần thiết. Giun kim rất dễ dàng lây lan sang người tiếp xúc gần với người bị bệnh. Để ngăn chặn nhiễm trùng lặp lại, nhà vệ sinh phải được khử trùng hàng ngày. Quần áo, khăn, khăn tắm và đồ ngủ phải được thay đổi và giặt sạch hàng ngày.
Bạn nên bảo quản thuốc mebendazol như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc kháng sinh có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn nên bảo quản thuốc mebendazol như thế nào?
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc mebendazol?
Theo nhiều chia sẻ trên các trang tin tức Y Dược được biết, bạn có thể gặp các dụng phụ bao gồm: Đau dạ dày/đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ hoặc có thể xảy ra. Nếu bất cứ tác dụng nào kéo dài hoặc xấu đi, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết kịp thời. Bác sĩ đã chỉ định thuốc này vì lợi ích lớn hơn so với nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc này không mắc tác dụng phụ nghiêm trọng.
Hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng xảy ra: đau bụng dữ dội, dễ chảy máu/bầm tím, dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng (như sốt, đau họng dai dẳng), mệt mỏi bất thường/cực kỳ, co giật, suy nhược, nước tiểu sậm màu hoặc màu hồng nhạt, vàng mắt/da. Ngoài ra, bạn cũng hiếm khi gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc này. Tuy nhiên, đến bệnh viện ngay lập tức ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt ở mặt/lưỡi/họng), chóng mặt nặng, khó thở. Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên.Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn