Nguyên nhân nào gây ra nang thận? Cách điều trị nang thận như thế nào là câu hỏi đang thu hút sự quan tâm của nhiều người hiện nay?
Nang thận là gì?
Nang thận là gì?
Thận người được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận để bài tiết nước tiểu. Mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ là lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.
Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy từ niệu quản xuống bàng quang để khi buồn đi tiểu, nước tiểu được đẩy ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó như viêm, bị sỏi, bị xơ, bẩm sinh… mà một đơn vị thận bị tắc thì nước tiểu bị ứ lại hình thành một túi chứa nước gọi là nang thận. Lượng dịch trong túi chứa tăng dần theo thời gian, một phần lượng dịch này có thể được tái hấp thu do đó tốc độ gia tăng kích thước nang thường chậm rãi.
Nguyên nhân và cách khắc phục nang thận
Người ta chia nang thận thành 3 loại: nang thận đơn độc, thận nhiều nang (từ hai nang trở lên) và thận đa nang.
Nang thận đơn độc là bệnh nang thận phổ biến, chiếm tỉ lệ 1/3 bệnh nhân trên 50 tuổi, nguyên nhân có thể là do thận bị viêm, xơ có sỏi hoặc do di truyền gây tắc nghẽn đơn vị thận. Nang thận đơn độc không gây biến chứng, ít có biểu hiện rõ ràng. Những nang nhỏ thường không gây biểu hiện gì đặc trưng. Tuy nhiên, khi kích thước nang lớn dần, có thể gây chèn ép và gây triệu chứng đau ê ẩm bên hông lưng có chứa nang thận.
Có thể dễ dàng phát hiện nang thận đơn độc qua siêu âm hoặc CT-Scan, đặc biệt phương pháp CT-Scan giúp tầm soát nang thận chính xác hơn. Nếu nang nhỏ dưới 6cm, không có biến chứng thì không cần can thiệp. Nang thận có kích thước lớn hơn 6cm nên phẫu thuật vì nó sẽ gây chèn ép chủ mô thận, dần dần ảnh hưởng đến chức năng thận.
Thận đa nang: loại nang thận này thường do di truyền gây nên, người bệnh cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu nang thận gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa niệu. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng như: nhiễm trùng nang, tạo ổ mủ, sỏi trong nang, ung thư hóa, chèn ép hoặc vỡ nang khi nang quá to.
Có thể điều trị thận nhiều nang bằng cách chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc mổ hở cắt chóp nang hay phẫu thuật nội soi cắt chóp nang. Phẫu thuật nội sôi cắt chóp nang là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm: số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay phương pháp này được xem là phương pháp phẫu thuật nang thận an toàn và hiệu quả nhất.
Triệu chứng của bệnh nang thận
Triệu chứng của bệnh nang thận
Chuyên trang tin tức y tế mới nhất có cập nhật thông tin, bệnh nang thận thường không có triệu chứng hay biểu hiện gì đặc biệt nên rất khó để có thể nhận biết. Tuy nhiên, khi u nang phát triển đến một kích thước lớn nhất định có thể sẽ làm xuất hiện một số triệu chứng sau:
– Đau lưng: Tình trạng đau lưng vẫn thường xảy ra khi cơ thể khi mệt mỏi hoặc vận động quá sức nên rất ít người nghĩ đến khả năng bản thân mắc u nang thận. Vì vậy nang thận thường được phát hiện khi kiểm tra kết quả hình ảnh nhưng bởi một lí do khác.
– Đau tức vùng hông, nước tiểu có màu đục hồng: Hiện trạng này xảy ra khi nang thận đã phát triển đến một mức xác định. Khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tối đa biến chứng gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Chế độ ăn uống khỏe mạnh
Cần có một chế độ ăn uống kiềm hóa cơ thể. Cần giảm hàm lượng muối và đạm vào cơ thể, không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, giảm thực phẩm chứa kali, photpho, không sử dụng rượu bia, hạn chế tiêu thụ các loại gia vị kích thích như ớt, tiêu, tránh ăn thức ăn quá chua hoặc các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ hộp…
Người thận yếu nên chọn các loại rau xanh, khoai tây, ngũ cốc… và cân đối 4 thành phần dinh dưỡng là đường bột, chất đạm, chất béo và chất khoáng – vitamin.
Cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý để giúp thận luôn khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều loại bệnh khác nhau về thận.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn