1115 lượt xem

Nguyên nhân và cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là trường hợp vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Sốc phản vệ luôn là tai biến gây hoang mang cho người nhà bệnh nhân và cả các y bác sĩ điều trị. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc sau 30 phút dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Nhiều giảng viên Cao đẳng Dược Tp HCM cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng.

Biểu hiện của người bị sốc phản vệ
Biểu hiện của người bị sốc phản vệ
  • Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da… đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…
  • Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.…
  • Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân.
  • Các nguyên nhân khác như phấn hoa, nhựa cây…

Biểu hiện của người bị sốc phản vệ

Triệu chứng lâm sàng của sốc phản vệ rất đa dạng, xuất hiện ở nhiều cơ quan nội tạng. Độ nặng phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các dị nguyên hay chất lạ vào cơ thể, mặt khác chủ yếu phụ thuộc vào thời gian xử trí điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.

Hệ hô hấp: Phù thanh hầu, dây thanh đới, phù khí quản, co thắt khí quản, phế quản, nghe phổi có ran rít, ran ngáy giống như hen phế quản. Bệnh nhân thấy khó thở, ngạt, tím, suy hô hấp cấp, giảm thông khí phế nang. Một vài trường hợp có thể có phù phổi cấp do tổn thương tăng tính thấm thành mạch.

Hệ tuần hoàn và huyết động: Tình trạng giãn mạch thường có sớm trong sốc phản vệ do hậu quả tác dụng của các chất trung gian hoá học, giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch nhanh dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn (thể tích máu toàn phần và thể tích huyết tương đều giảm rõ rệt trong sốc phản vệ), nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, áp lực động mạch giảm do giảm thể tích tống máu. Sự thiếu ôxy máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan máu và giảm co bóp cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ. Vì thế dùng thuốc tân Dược để cấp cứu là một yếu tố chính trong việc xử lý sốc phản vệ.

Hệ thần kinh: Bệnh nhân nhanh chóng bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm, co giật toàn thân và có thể ngất xỉu hay hôn mê.

Hệ tiêu hóa: Nếu bị sốc phản vệ do thực phẩm hay thuốc qua đường uống gây nên, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, nôn, buồn nôn, ỉa chảy không kiểm soát, thậm chí chảy máu tiêu hóa.

Da: da của người bị sốc phản vệ bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phù Quincke (là tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cả vùng dưới và trên bề mặt của da và niêm mạc, chủ yếu xuất hiện ở lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục).

Xử lý cấp cứu cho người bị sốc phản vệ

Nguyên nhân và cách xử lý khi bị sốc phản vệ
Nguyên nhân và cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng được tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động., điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng của sự phản ứng.

Epinephrine (hoặc adrenaline) thường được biết đến là thuốc cấp cứu dùng để điều trị sốc phản vệ. Nó được đưa vào cơ thể qua một ống tiêm tự động, chứa một kim có thể cung cấp cho một liều adrenalin tại một thời điểm. Vùng được tiêm thường là cơ bắp đùi bên ngoài. Sau khi tiêm, triệu chứng của người bệnh sẽ cải thiện một cách nhanh chóng. Nếu không, tiêm lần hai có thể là cần thiết. Bạn vẫn sẽ cần phải gặp bác sĩ để tiếp tục điều trị.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: