Bệnh đái tháo nhạt gây ra nhiều khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của bệnh nhân do người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong cả ngày lẫn đêm và luôn trong tình trạng khát nước. Vậy nguyên nhân và biểu hiện của đái tháo nhạt ra sao?
Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Đái tháo nhạt là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận, hậu quả của sự thiếu ADH tương đối hoặc tuyệt đối dẫn đến tiểu nhiều, uống nhiều do người bệnh luôn thấy khát, nước tiểu có tỉ trọng thấp. Bệnh có thể xảy ra do kém phóng thích ADH (Đái tháo nhạt trung ương hoặc thần kinh) hoặc do thận đáp ứng kém với ADH (Đái tháo nhạt thận). Có khoảng 50% trường hợp đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân.
Bệnh đái tháo nhạt thường hay bị nhầm lẫn với bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Tuy nhiên, thực tế hai bệnh này không có liên quan đến nhau.
Nguyên nhân nào gây bệnh đái tháo nhạt?
Bệnh có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt được chia thành hai thể khác nhau: Đái tháo nhạt thể thần kinh (đái tháo nhạt trung ương) và đái tháo nhạt thể ngoại biên.
- Đái tháo nhạt trung ương (Đái tháo nhạt thần kinh)
Các thương tổn vùng dưới đồi tuyến yên gây suy tuyến yên có thể là nguyên nhân gây đái tháo nhạt, các thương tổn vùng dưới đồi như u sọ hầu (craniopharygiomas) hoặc các thương tổn khác của thần kinh trung ương do thâm nhiễm, thường dễ dẫn đến đái tháo nhạt.
Chuyên trang tin tức Y Dược mới nhất có cập nhật thông tin, đái tháo nhạt cũng có thể do chấn thương hoặc do các phẫu thuật u dưới đồi, u tuyến yên.
- Đái tháo nhạt do gia đình, là một bệnh hiếm, do di truyền, xảy ra ở tuổi nhỏ.
- Bệnh đái tháo nhạt ống thận.
Đái tháo nhạt ống thận xảy ra khi có khiếm khuyết trong ống thận – các cấu trúc trong thận bài tiết hoặc hấp thụ nước. Khiếm khuyết này làm cho thận không thể đáp ứng đúng ADH. Các lỗi có thể là do di truyền hoặc rối loạn thận mãn tính. Một số loại thuốc như lithium và tetracycline cũng có thể gây ra đái tháo nhạt ống thận.
- Bệnh đái tháo nhạt lúc mang thai.
Đái tháo nhạt thai nghén chỉ xảy ra trong khi mang thai và khi một loại enzyme do nhau thai – hệ thống các mạch máu và các mô khác, cho phép việc trao đổi các chất dinh dưỡng và các sản phẩm chất thải giữa một người mẹ và em bé, phá hủy ADH ở người mẹ.
- Uống nhiều tiên phát
Thực chất không phải bệnh đái tháo nhạt, bệnh nhân uống nhiều do tâm lý. Lượng nước uống có thể nhiều hơn cả trường hợp đái tháo nhạt thật sự. Bệnh thường gặp trên một cơ địa loạn thần, bệnh xuất hiện từ từ sau một sang chấn tâm lý.
Nguyên nhân nào gây bệnh đái tháo nhạt?
Triệu chứng bệnh đái tháo nhạt
Triệu chứng bệnh đái tháo nhạt điển hình là uống nhiều mà không hết khát và tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm; lượng nước tiểu từ 5-10 lít/ngày, có khi lên đến 15-20 lít/ngày, có khi ít hơn nhưng đặc biệt nước tiểu loãng và nhạt như nước lã.
Mức độ nguy hiểm của bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt nguy hiểm chủ yếu là ở những bệnh nhân già hoặc bệnh nhân là trẻ em gây mất nước. Mất nước có thể gây ra:
- Khô miệng
- Yếu cơ
- Huyết áp tụt
- Tăng natri huyết
- Mắt trũng
- Sốt hoặc nhức đầu, hoặc cả hai
- Nhịp tim nhanh
- Giảm trọng lượng…
- Đái tháo nhạt cũng có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải gây ra các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức bắp thịt.
- Uống nước nhiều mà không cảm thấy hết khát: Đi tiểu nhiều gây mất nước, tăng áp lực thẩm thấu máu, kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi tạo nên cảm giác khát.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo nhạt mà bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn