Từ xa xưa trong dân gian đã biết sử dụng bạch chỉ làm vị thuốc Đông y chữa bệnh, ngày này vị thuốc này còn được sử dụng phổ biến hơn cả bởi nhiều tác dụng mang lại.
Bạch chỉ thường được dùng phần củ và phần rễ để làm thuốc
Những tên gọi khác của vị thuốc đông y bạch chỉ
Ngoài có tên gọi phổ biến là bạch chỉ. vị thuốc này còn có tên gọi khác như: Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu l, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương Thần hiêu Bạch cự, Phù ly, Trạch phần…Chúng có tên khoa học là Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. Bạch chỉ có mùi thơm. Trong cây có tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Các dẫn chất coumarin đã biết là isoimperatorin, imperatorin, bergapten, phellopterin, oxypeucedanin, xanthotoxin.
Đông y chỉ ra công dụng của bạch chỉ trong việc chữa bệnh
Theo thông tin tổng hợp các vị thuốc Đông Y cho hay, vị thuốc bạch chỉ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát, có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và nhức mắt, phát tán, thông kinh lạc, tiêu phong nhiệt ngứa gãi, sưng tấy, làn ráo mủ và đắp vết thương rắn cắn. Thường được chỉ định dùng trị cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió, tay chân nhức mỏi, phong thấp đau xương, nhức mắt, viêm da do dị ứng sơn ban trái, đậu mùa. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thường gọi là bạch chỉ. Đó là trong Đông y, còn trong y học hiện đại cũng chỉ ra vị thuốc Đông y bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau có thể bào chế và sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Bạch chỉ thường được thu hoạch về cạo sạch vỏ, thái nhỏ, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua, có thể sao cháy, tẩm giấm hoặc trộn thêm cùng một vài vị thuốc Đông y khác để chữa bệnh.
Vị thuốc Đông y bạch chỉ thường được thái lát phơi khô để làm thuốc
Một số bài thuốc từ vị thuốc quý bạch chỉ
Từ hàng ngàn đời nay, bạch chỉ được sử dụng để chữa từ những căn bệnh đơn giản đến những bệnh phức tạp. Vị thuốc Đông y bạch chỉ vô cùng lành tính và không đem đến tác dụng phụ cho người bệnh. Một số căn bệnh có thể chữa khỏi nhờ vị thuốc tán phong hàn như:
Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần. Dùng 3 – 5 ngày là khỏi.
Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày liên tiếp.
Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g, ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g, quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh để giảm chứng đâu bụng kinh.
Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g, đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g, xuyên khung 10g, quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 7 ngày trước kỳ kinh.
Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 – 3 viên.
Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, Thổ bối mẫu mỗi vị 7g, tán thành bột uống với rượu ngày hai lần.
Có thể kết hợp bạch chỉ cũng một vài vị thuốc Đông y khác trong việc chữa bệnh
Ngoài những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ vị thuốc Đông y bạch chỉ, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều sau trong quá trình sử dụng vị thuốc trên:
- Người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.
- Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ.
- Người thiếu máu, suy nhược cơ thể không nên dùng.
Với những căn bệnh trên người bệnh nên sử dụng đúng theo hướng dẫn theo có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc để quá trình chữa bệnh đem đến hiệu quả tốt nhất.
Nguyễn An – sieuthithuocviet.edu.vn