263 lượt xem

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ

Nghẹt mũi gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hàng ngày của trẻ. Sử dụng thuốc thông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, cách sử dụng thuốc một cách an toàn lại là điều mà nhiều cha mẹ chưa nắm rõ.

Sự thay đổi trong thời tiết và tình trạng ô nhiễm môi trường thường là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về sức khỏe của hệ hô hấp ở trẻ. Triệu chứng phổ biến của những vấn đề này bao gồm tình trạng nghẹt mũi, gây khó chịu, và ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Các loại thuốc thông mũi thường được coi là biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng nghẹt mũi và khó thở này.

<center><em>Thuốc thông mũi giúp trẻ giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở</em></center>
Thuốc thông mũi giúp trẻ giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở

Các loại thuốc thông mũi phổ biến

  • Thuốc chống sung huyết

Loại này giúp co các mạch máu trong niêm mạc mũi, giúp giảm sưng và nghẹt mũi. Các thuốc thông mũi chống sung huyết thường bao gồm:

Thuốc tác động toàn thân (dạng uống): Pseudoephedrine.

Thuốc tác động tại chỗ (dạng thuốc nhỏ/xịt mũi): Naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM lưu ý: Không sử dụng thuốc thông mũi chứa pseudoephedrine cho trẻ dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Các viên nén/viên nang tác dụng kéo dài không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc thông mũi chống sung huyết bao gồm tăng nhịp tim, lo lắng, bồn chồn và khó ngủ.

Thuốc chống sung huyết tác động tại chỗ giúp nhanh chóng giảm triệu chứng ngạt mũi, điều này đã khiến nhiều người xem nó như một ‘thần dược’ tự mua và sử dụng. Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể gây hại cho trẻ, vì chúng không chỉ tác động tại niêm mạc mũi mà còn có thể co mạch trên toàn cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị tái tái, hoa mắt, nôn mửa, và tăng nguy cơ tim mạch…

Tác dụng phụ thường thấy của loại thuốc này bao gồm làm nứt mũi, làm khô mũi, và gây chảy máu mũi, khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Ngoài ra, cần chú ý không sử dụng loại thuốc chống sung huyết trong thời gian dài (quá 7 ngày), đặc biệt là với các loại thuốc tác động tại chỗ dưới dạng nhỏ/xịt mũi. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, khiến thuốc không còn hiệu quả sau một thời gian và thậm chí có thể làm trầm trọng triệu chứng nghẹt mũi.

<center><em>Các thuốc dạng xịt chứa corticoid có thẻ gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.</em></center>
Các thuốc dạng xịt chứa corticoid có thẻ gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.
  • Nước muối dạng nhỏ hoặc xịt

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ: Nước muối là một phương pháp an toàn không cần kê đơn, có thể dùng cho mọi độ tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Có hai loại nước muối thường được sử dụng:

Nước muối đẳng trương (0,9%): Dùng để làm sạch mũi và họng. Không nên lạm dụng nó trên mũi bình thường, vì có thể gây khô mũi và kích ứng.

Nước muối ưu trương (nồng độ muối cao hơn 0,9%): Giúp mũi co lại, giảm phù nề và cải thiện thở. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 7 ngày liên tiếp, vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.

  • Loại thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid

Có hai thế hệ chất glucocorticoid thường được sử dụng dưới dạng xịt mũi, gồm:

Thế hệ 1 (bao gồm beclomethasone, flunisolide, triamcinolone và budesonide).

Thế hệ 2 (bao gồm fluticasone propionate, fluticasone furoate và mometasone furoate).

Các loại thuốc này chứa glucocorticoid và thường có tác động tại chỗ trên niêm mạc mũi. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài với liều cao, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm:

Tác dụng phụ tại chỗ: Gây kích ứng cho niêm mạc mũi, gây chảy máu cam hoặc có vết máu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, có thể gây ra loét vách mũi.

Tác dụng phụ toàn thân: Khi sử dụng các loại thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid trong thời gian dài, cần theo dõi tác động đối với sự phát triển của trẻ em. Đôi khi, bệnh nhi lạm dụng thuốc có thể gây suy tuyến thượng thận và các biến chứng liên quan như loãng xương, tăng trưởng chiều cao chậm chạp, và giảm sức đề kháng…

<center><em>Sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.</em></center>
Sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ

Sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) khi chưa biết nguyên nhân gây nghẹt mũi. Sử dụng các loại thuốc khác cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng.

Tránh sử dụng hoa lá hoặc thảo mộc tự chế, vì chúng có thể không đảm bảo vô khuẩn và gây phản ứng dị ứng cho trẻ.

Tránh sử dụng sản phẩm chứa menthol và tinh dầu bạc hà, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi, để tránh nguy cơ ngừng tim hoặc ngừng thở.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ.

Không tăng/giảm/ngừng sử dụng thuốc mà không được hướng dẫn bởi bác sĩ.

Nếu có dấu hiệu bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ để có sự xử trí kịp thời và tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm tại: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: