3159 lượt xem

Những lưu ý khi dùng thuốc Depakine điều trị co giật và động kinh

Depakine là một trong những dòng thuốc kháng động kinh cổ điển nhất hiện nay và được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh động kinh ở cả trẻ em và người lớn.

 

Những lưu ý khi dùng thuốc Depakine điều trị co giật và động kinh

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh, tuy nhiên khi cân nhắc về tính hiệu quả cũng như mức độ rủi ro và chi phí của người bệnh thì thuốc an thần kinh vẫn là lựa chọn ưu tiên số một. Trong các thuốc kháng động kinh, Depakin là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Depakin được sử dụng để điều trị bệnh gì?

Depakin là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp bị co giật, động kinh và một số dạng bệnh liên quan đến hệ thần kinh khác, chẳng hạn như:

  • Động kinh co cứng co giật toàn thân
  • Động kinh cơn vắng ý thức
  • Động kinh cục bộ phức tạp
  • Co giật do sốt cao tái phát nhiều lần
  • Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc hưng cảm quá mức, tâm trạng hay cáu gắt, tăng động, hay gây gổ, đánh nhau, đầu óc ảo tưởng, khó ngủ hoặc không muốn ngủ…
  • Điều trị dự phòng các cơn đau đầu, đau nửa đầu, tuy nhiên thuốc lại không có hiệu quả trong việc điều trị cơn đau cấp tính.

Cách dùng và liều dùng thuốc hiệu quả

Động kinh: dạng chế này không phù hợp với trẻ em dưới 6 tuổi. Trong điều trị bệnh động kinh liều dùng phải được điều chỉnh theo nhu cầu của từng người bệnh để kiếm soát được cơn động kinh. Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, đối với thiếu niên và người lớn, liều khời đầu hàng ngày đề nghị là 600mg từ (10 – 15 mg/kg thể trọng) chia uống thành 2 lần trong ngày. Liều hàng ngày có thể tăng dần mỗi 2 – 3 ngày cho tới liều dùng trung bình hàng ngày từ 1000mg đến 2000mg (từ 20-30mg/kg thể trọng).

Hưng cảm:  Liều khởi động khuyên dùng là 1000mg/ngày (20mg/kg thể trọng). Nên nhanh chóng tăng liều để đạt hiệu quả lâm sàng mong muốn với mức liều thấp nhất. Liều duy trì được đề nghị trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực từ 1000mg đến 2000mg/ngày. Có thể tăng liều nhưng không vượt quá 3000mg/ngày. Liều dùng phải được đáp ứng lâm sàng của từng bệnh nhân.

Dùng thuốc điều đặn mỗi ngày, không được thay đổi hay ngưng dùng thuốc đột ngột mà không báo trước cho bác sĩ.

Cách dùng và liều dùng thuốc hiệu quả

Thuốc depakin có gây tác dụng phụ gì cho người bệnh động kinh?

Hầu hết người bệnh động kinh đều dung nạp tốt với thuốc Depakin và không phải trường hợp nào cũng gặp phải các tác dụng phụ. Giống như những loại thuốc tân Dược khac, tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng, các phản ứng phụ xuất hiện sớm trong thời gian đầu điều trị sau đó giảm dần. Một số tác dụng thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,… sau khi sử dụng thuốc dài ngày.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, run tay chân, giảm trí nhớ, trầm cảm, suy nghĩ bất thường, hoặc hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ (tăng động).
  • Rối loạn giấc ngủ: Ban ngày buồn ngủ nhưng ban đêm có thể lại bị mất ngủ, khó ngủ.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp tư thế, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh…
  • Ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng ở trẻ nhỏ.
  • Gây đau khớp, chuột rút, loãng xương ở người trưởng thành.
  • Rối loạn hormon ở phụ nữ: Kinh nguyệt không đều, mất kinh, buồng chứng đa nang, nam hóa, rụng tóc…
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Depakin có thể làm giảm chỉ số IQ và khả năng nhận thức, gây khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác cho thai nhi. Do đó, không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cần được sự theo dõi và cân nhắc của bác sĩ điều trị
  • Dễ mắc một số bệnh: Sốt, phát ban, ho, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi, tăng cân…
  • Các tác dụng phụ hiếm gặp: Viêm gan, viêm tụy…

Bạn nên gọi ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn hướng xử trí nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Các dấu hiệu của dị ứng như: phát ban; sốt, sưng hạch, đau miệng, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
  • Các dấu hiệu của bệnh về gan hoặc tụy: chán ăn, đau bụng trên (đau lan ra sau lưng), buồn nôn và nôn liên tục, nước tiểu sẫm màu, phù mặt, vàng da hoặc mắt, sưng hạch hoặc cảm giác ngứa trầm trọng…

Thuốc depakin có gây tác dụng phụ gì cho người bệnh động kinh?

Thuốc chống động kinh nói chung hay Depakin nói riêng đều là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác hại cho người bệnh. Hy vọng rằng qua bài viết trên, các bạn độc giả đã hiểu rõ hơn về cách sử dụng Depakin để hiệu quả đạt được là cao nhất cũng như hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn có thể gặp phải.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: