Quả tu hú thường chỉ dùng để giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng. Tuy nhiên, loại cây này còn có rất nhiều tác dụng ít người biết đến.
Những tác dụng ít người biết đến từ cây tu hú
Một số thông tin cần biết về cây tu hú
Cây găng gật là một loại cây khá xa lạ và chưa được phổ biến ở nước ta thường được người dân trồng làm hàng rào. Tuy nhiên loài cây đó lại là một vị thuốc Đông y khá nổi tiếng được sử dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. Từ cây găng gật người ta đã tạo ra nhiều bài thuốc để sử dụng trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Để giúp độc giả có thêm những thông tin về những bài thuốc dân gian hiệu quả mà có thể bạn chưa biết, để hiểu rõ những tác dụng đó chúng ta cùng tìm hiểu qua “6 tác dụng của cây găng gật” được đề cập trong bài viết dưới đây.
Cây nhỏ rất nhiều cành, trên cành rất nhiều gai dài 5-15mm, và to mọc ngược hay ngang đối với cành. Lá cứng hình bầu dục ở đầu, dài 2,5-7cm, rộng 1,5-3cm. Hoa màu vàng nhạt hay trắng nhạt, thường mọc đơn độc, không cuống. Quả mọng màu vàng nhạt, hình cầu hay hình trứng, đường kính 2,5-5cm, nhẵn, trên đầu có lá đài tồn tại. Trong chứa rất nhiều hạt màu đen lẫn trong cơm nằm đầy trong quả. Mùa hoa: tháng 3 tháng 9, mùa quả tháng 3 và tháng 11.
Tác dụng của cây tu hú trong đời sống hàng ngày
Tác dụng của cây tu hú trong đời sống hàng ngày
Trên thực tế còn rất nhiều người chưa biết đến tác dụng của cây găng tu hú trong vai trò chữa bệnh. Dưới đây là một số tác dụng tiêu biểu:
- Là nguyên liệu tạo nước giặt, dầu gội đầu, thuốc nhuộm vải: Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa để lại, người dân thường thu hoạch quả găng về. Sau đó đem ngâm hoặc sắc đặc dùng để làm nước gội đầu. Loại dầu gội đầu hoàn toàn từ tự nhiên không có hóa chất độc hại ảnh hưởng đến cơ thể, còn giúp cho tóc mềm mại và bóng mượt. Ngoài ra người ta còn sử dụng quả tu hú để tạo thành loại nước giặt hữu cơ hoàn toàn tự nhiên rất hiệu quả. Thường được sử dụng để giặt đối với những vải tơ lụa có màu. Bên cạnh đó quả găng gật còn là nguyên liệu trong những cách nhuộm vải bằng phương pháp thủ công.
- Điều trị mụn nhọt, lở loét ghẻ ngứa: Đối với một số bệnh ngoài da như lở loét, ghẻ ngứa người ta sử dụng quả tu hú như một loại thuốc tân Dược để điều trị đem lại hiệu quả rất cao. Nguyên liệu: một vài quả găng gật tươi. Cách làm: Quả găng gật tươi đem bổ đôi, bỏ hạt sau đó cho vôi vào ruột quả. Lấy đất sét phủ bao quanh bên ngoài quả, đốt tồn tính. Khi lớp đất sét khô lại, loại bỏ đất bao quanh. Lấy quả găng tán thành bột nhỏ và mịn. Sử dụng bột đó rắc quanh vết mụn nhọn, lở loét, vết ngứa sẽ rất mau khỏi.
- Lấy gỗ làm nhiều vật dụng gia đình: Cây găng là cây thân gỗ thường được dùng để lấy gỗ. Gỗ găng gật mềm, mịn và dai có màu sáng thường được sử dụng để làm lược, làm trục xe và con quay. Tạo nên những món đồ chơi đơn giản, thú vị cho trẻ em đặc biệt là đối với những vùng nông thôn. Cây găng góp phần tạo nên những món đồ chơi được nhiều trẻ yêu thích.
Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng cây tu hú để có thể sử dụng tốt lợi ích từ loại cây này. Bên cạnh đó, sử dụng loài cây quen thuộc ấy vào nhiều việc có ích trong cuộc sống hằng ngày cũng như điều trị một số loại bệnh khác nhau.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn