1906 lượt xem

Phụ tử chế vị thuốc quý nên dùng cẩn thận

Phụ tử là vị thuốc Đông y khá quý hiếm

Phụ tử là một loại dương dược có tính chất rất táo, hồi dương, bổ thận mệnh môn hỏa, thoái phong hàn thấp. Thường được dùng trong các bài thuốc bổ dương, hồi dương cứu nghịch.

Phụ tử là vị thuốc Đông y khá quý hiếm

Phụ tử là vị thuốc Đông y khá quý hiếm

Vị thuốc phụ tử hay còn gọi Hắc phụ, Cách tử. Phụ tử sống chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức, mỏi chân tay, đau khớp, bong gân. Cây phụ tử là một cây thuốc quý, dạng cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy. Hoa màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23 mâm, hạt có vảy ở trên mặt. Cây thường phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, vùng Tây Bắc, được thu hoạch vào tháng 8, trước khi hoa nở. Phụ tử chủ yếu dùng phần dễ củ gọi là Ô đầu, đây cũng chính là phần được dùng làm vị thuốc đông y phụ tử chế.

Tác dụng dược lý của vị thuốc Đông y phụ tử chế

Trong các vị thuốc Đông y, phụ tử chế đem đến tác dụng dược lý rất tốt trong quá trình sử dụng. Một vài tác dụng dược ý trong vị thuốc Đông y phụ tử chế đã được xác định rõ bao gồm:

  • Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm.
  • Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước.
  • Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ.
  • Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồngđộ Ammoniac ở não.

Phụ tử có vị cay, đắng, có độc. Tuy vị thuốc Đông y phụ tử có bổ và quý hiếm nhưng có tính độc nên trong quá trình sử dụng người bệnh nên nhờ sự tư vấn của các thầy thuốc trong y học cổ truyền để đem lại tác dụng như mong muốn.

Khi kết hợp cùng một vài vị thuốc có thể chữa được rất nhiều bệnh

Khi kết hợp cùng một vài vị thuốc có thể chữa được rất nhiều bệnh

Những bài thuốc dùng vị thuốc Đông y phụ tử để chữa bệnh

Theo kinh nghiệm giới y học cổ truyền Việt Nam thì phụ tử nằm trong các vị thuốc hồi dương cứu nghịch, nên trước khi đem làm thuốc phụ tử cần rửa sạch muối, bỏ vỏ, thái lát phơi khô, ngâm nước một ngày một đêm, bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi hay bổ tư, lại ngâm nước một ngày đêm thái lát 1 – 2 ly, phơi khô. Rồi sau đó lấy phụ tử dùng trong từng trường hợp.

  • Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút: Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm .
  • Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
  • Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
  • Trị tay chân lạnh: Thục phụ tử,Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm.
  • Trị ngực đau, giữa ngực có hòn khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng.
  • Trị răng đau do âm hư: Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).

Trong quá trình sử dụng vị thuốc Đông y phụ tử cần chú ý vì cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau. Cũng theo y văn, có người dùng phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triệu chứng ngộ độc. Tốt nhất trước khi bắt đầu nên dùng liều nhỏ và trước khi dùng cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn về vị thuốc Đông y phụ tử.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: