385 lượt xem

Say xe cần uống mấy liều thuốc chống say xe là đủ?

Ám ảnh của nhiều người là cảm giác say tàu xe, biểu hiện qua triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa. Thuốc chống say xe đã mang lại cải thiện đáng kể cho những triệu chứng này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cần uống mấy liều thuốc chống say xe là đủ?

<center><em>Ám ảnh của nhiều người là cảm giác say tàu xe, bới các triệu chứng gây khó chịu</em></center>
Ám ảnh của nhiều người là cảm giác say tàu xe, bới các triệu chứng gây khó chịu

1. Các dạng thuốc tân dược chống say xe

1.1 Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng như một biện pháp chống say tàu xe, giúp kiểm soát các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, và đổ mồ hôi lạnh khi di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, tàu thủy, và máy bay. Trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng histamin khác nhau, trong đó có Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Promethazine, Meclizine,… thường được sử dụng dưới dạng viên uống để ngăn chặn tình trạng say xe. Có thể kết hợp thuốc kháng histamin độc lập hoặc kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường hiệu quả chống say xe.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, miệng khô, và mờ mắt,…

1.2. Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic cũng được sử dụng để chống say xe bằng cách ngăn chặn Acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến hoạt động của hệ tiêu hóa và bài tiết nước bọt. Miếng dán Scopolamine là một sản phẩm chống say xe chứa thành phần kháng cholinergic phổ biến trên thị trường.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng cholinergic bao gồm miệng khô, buồn ngủ, tình trạng nhìn mờ, và kích ứng da…

2. Say xe thì cần phải uống mấy liều thuốc say xe là đủ?

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết rất khó để xác định chính xác liều thuốc chống say xe cần thiết, bởi vì việc sử dụng thuốc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tiền sử y tế, phương tiện di chuyển, thời gian và loại thuốc cụ thể.

Đối với độ tuổi, liều lượng thuốc chống say xe thường thấp hơn cho trẻ em so với người lớn. Mỗi nhóm độ tuổi sẽ có một liều lượng cụ thể cho từng loại thuốc.

Tiền sử y tế cũng quan trọng để chọn loại thuốc chống say xe phù hợp. Kiểm tra tiền sử say xe giúp xác định liều lượng phù hợp.

Thời gian và cự li di chuyển cũng quan trọng để chọn loại thuốc chống say xe. Điều này giúp đánh giá mức độ cần thiết của thuốc và điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Phương tiện di chuyển cũng ảnh hưởng đến mức độ say xe và do đó cần điều chỉnh liều lượng thuốc tương ứng. Ví dụ, liều lượng thuốc sẽ khác nhau cho việc đi trên xe hơi, tàu hoả, hoặc máy bay.

Cuối cùng, từng loại thuốc chống say xe có hàm lượng và liều lượng sử dụng khác nhau. Do đó, không nên sử dụng liều của một loại thuốc cho thuốc khác mà không có sự hướng dẫn cụ thể.

<center><em>Để dùng liều thuốc phù hợp cần được hướng dẫn từ chuyên gia</em></center>
Để dùng liều thuốc phù hợp cần được hướng dẫn từ chuyên gia

3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc chống say xe

Để ngăn chặn tình trạng say xe, thuốc dạng viên chứa các thành phần kháng histamin như Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Promethazine, Meclizine, nên được uống trước khi lên xe trong khoảng từ 30 đến 60 phút. Các loại thuốc chống say xe khác có thể yêu cầu uống trước một khoảng thời gian khác nhau, có thể là trước khi lên xe 1 giờ hoặc thậm chí vào tối hôm trước.

Đối với miếng dán Scopolamine, việc dán cần được thực hiện ít nhất 4 giờ trước khi bắt đầu hành trình và có thể duy trì hiệu quả đến 72 giờ.

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chống say xe

Khi sử dụng thuốc chống say xe, quan trọng để lưu ý các vấn đề sau:

Tránh uống rượu khi sử dụng các loại thuốc chống say xe, vì điều này có thể tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ có hại.

Thận trọng khi sử dụng thuốc chống say xe đồng thời với Acetaminophen, Ibuprofen vì một số loại thuốc chống say xe có thể tương tác với những loại thuốc này.

5. Các biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng say xe

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết ngoài việc sử dụng thuốc, có một số biện pháp hữu ích có thể thực hiện để giảm tình trạng say xe:

  • Giảm chuyển động bằng cách chọn ngồi ở phía trước của xe.
  • Tập trung nhìn thẳng về một điểm cố định khi di chuyển trên xe.
  • Hít thở không khí trong lành bằng cách mở cửa sổ ô tô (nếu có khả năng).
  • Thực hiện hít thở sâu và chậm, tập trung vào hơi thở.
  • Giảm cảm giác say xe bằng cách nói chuyện, nghe nhạc, hoặc hát.
  • Sử dụng các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, nước gừng,…
  • Uống trà hoa cúc có thể giúp giảm cảm giác say xe.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi lên xe.
  • Nên tránh những hành động sau để giảm nguy cơ say xe:
  • Tránh đọc sách, xem phim hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi xe đang di chuyển.
  • Không nhìn vào các vật thể đang chuyển động, chẳng hạn như một ô tô khác đi qua,…
  • Tránh ăn quá nhiều, thức ăn cay, giàu chất béo hoặc uống rượu trước khi lên xe.

Việc sử dụng thuốc chống say xe đúng cách và đủ liều lượng sẽ giúp giảm tình trạng say xe một cách hiệu quả và mang lại cảm giác thoải mái sau mỗi chuyến đi dài.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: