1281 lượt xem

Sử dụng thuốc Ciprobay như thế nào là an toàn?

Ciprobay có tác dụng điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng, thận hoặc đường niệu… Vậy sử dụng thuốc Ciprobay như thế nào an toàn?

Sử dụng thuốc Ciprobay như thế nào là an toàn?

Sử dụng thuốc Ciprobay như thế nào là an toàn?

Thuốc ciprobay là thuốc gì?

Thuốc ciprobay hay còn biết đến với tên gọi là thuốc Ciprobay 500mg giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường sinh dục, tiêu chảy, bệnh than ( sau phơi nhiễm ),… Mỗi viên có chứa 582 mg ciprofloxacin hydorchloride monohydrate, tương đương 500 mg ciprofloxacin.

Hướng dẫn về liều dùng của thuốc Ciprobay

Liều dùng thuốc kháng sinh Ciprobay ở mỗi người là không giống nhau, bởi nó phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi và giới tính của từng bệnh nhân. Dưới đây mọi người có thể tham khảo về liều dùng của thuốc Ciprobay, tuy nhiên không thay thế lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng:

Liều dùng thuốc Ciprobay đối với người lớn

  • Người lớn nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ – trung bình: khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều thuốc Ciprobay 250 – 500mg và sẽ dùng 2 lần/ ngày.
  • Liều dùng đối với người nhiễm khuẩn nặng và có biến chứng: sẽ dùng lượng thuốc Ciprobay 750mg và dùng 2 lần/ ngày. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ khoảng 5 – 10 ngày thì dừng lại.

Đối với những bệnh nhân bị suy thận sẽ dùng liều thuốc tương ứng như sau:

  • ClCr 30-50ml/phút sẽ dùng liều Ciprobay từ 250 – 500mg và dùng 12 giờ/ lần;
  • ClCr 5-29ml/phút sẽ dùng liều khoảng từ 250 – 500mb và dùng 18 giờ/ lần;
  • Liều dùng cho những người lọc thận khi đó sẽ dùng Ciprobay 250 – 500mg và dùng 24 giờ/ lần

Liều dùng thuốc Ciprobay đối với trẻ em

Hiện nay, thuốc Ciprobay chưa được nghiên cứu và xác định có nên sử dụng đối với trẻ nhỏ hay không. Bởi vậy, các bậc phụ huynh khi muốn dùng thuốc cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được liều lượng và có nên sử dụng thuốc hay không.

Tác dụng phụ của thuốc Ciprobay là gì?

Trong thời gian sử dụng thuốc Ciprobay có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như: tình trạng tiêu chảy, buồn nôn/ nôn, nổi phát ban, tăng thoáng qua Transaminase,…

Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng danh mục thuốc tân Dược không phải ai cũng gặp phải những tác dụng phụ không như mong muốn đối với sức khỏe. Khi dùng thuốc nếu gặp bất kỳ thắc mắc nào liên quan các bạn hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Thuốc Ciprobay có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Ciprobay có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Ciprobay có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Ciprobay có thể tương tác với những thuốc nào?

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Ciprobay bao gồm: thuốc làm kéo dài khoảng QT, probenecid, tizanidine, theophylline, thuốc có caffeine hoặc pentoxifylline (oxpentifylline), phenytoin, methotrexate, NSAID, sulfonylurea điều trị đái tháo đường, lidocaine. Bạn cần thận trọng khi dùng đồng thời Ciprobay® với các thuốc sau: thuốc cùng chuyển hóa qua CYP 450 1A2, cyclosporin, chất đối vận vit K, clozapine, sildenafil.

Bạn nên bảo quản Ciprobay như thế nào?

Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức Y Dược được biết, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Nguồn: Siêu thi thuốc Hà Nội


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: