1087 lượt xem

Sự thật tác dụng của bạc hà trong việc chữa bệnh

Bạc hà vị thuốc quý trong Đông y

Vị thuốc bạc hà biết đến là cây thảo dược trên thế giới, có nhiều công dụng quan trọng tốt cho sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp và nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống.

Bạc hà vị thuốc quý trong Đông y

Bạc hà vị thuốc quý trong Đông y

Bạc hà là cây gì?

Bạc hà còn biết đến với nhiều tên gọi khác như Bà hà, Anh sinh, Băng hầu úy, Bạt đài, Kê tô, Đông đô, Kim tiền bạc hà …Tên khoa học là Mentha Arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi. Là loại cây thảo sống lâu năm. Thân hình vuông, mềm màu xanh lục hoặc tím tía, cao từ 25 đến 50cm, mọc thành những vòng nhiều hoa tụ tập ở kẽ lá. Bạc hà được phân chia làm nhiều loại, nhưng chỉ có 2 loại bạc hà được sử dụng phổ biến trong điều trị đó là Bạc hà nam (Việt Nam) và Bạc hà cay (Châu Âu). Bạc hà cay là loại thảo dược, thường xuyên góp mặt trong các vị thuốc Đông y để chữa bệnh, chúng sống nhiều năm, thân hình vuông, có rất ít lông hoặc không có. Lá hình bầu dục nhọn, mép khé răng, mọc đối. Cụm hoa mọc thành bóng nằm dày đặc ở ngọn cành.

Tác dụng dược lý của cây bạc hà

Theo nhiều nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng như trong Đông y chỉ ra vị thuốc bạc hà có rất nhiều tính dược lý nên loại cây nhỏ bé này có công dụng trong việc chữa được bách bệnh.

Kháng khuẩn: Nước bạc hà có công dụng ức chế đối với virus Salmonella Typhoit và ECHO. Ức chế đau nhờ khả năng bốc hơi nhanh của Menthol và tinh dầu bạc hà nên có thể tạo cảm giác tê và mát tại chỗ.

Tác dụng đối với cơ trơn: Menthone và Menthol có khả năng ức chế trên ruột thỏ, Nhưng Menthone có phản ứng mạnh hơn. Vì thế bạc hà không chỉ là vị thuốc Đông y dành cho người mà chúng còn có thể dành cho cả động vật.

Ức chế tuần hoàn, hô hấp: Bôi Menthol hay tinh dầu Bạc hà vào cổ họng hoặc müi trẻ ít tuổi có thể gây ra hiện tượng ức chế dẫn đến tim ngưng đập và ngừng thở hoàn toàn. Một số trường hợp chết do bôi lên niêm mạc mũi thuốc mỡ có chứa Menthol hoặc nhỏ müi một giọt dầu Menthol 1%. Do vậy, tuyệt đối không sử dụng tinh dầu bạc hà cho trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ mới sinh.

Tính sát khuẩn mạnh: Dùng cho trường hợp ngứa do một số bệnh về tai mũi họng hoặc bệnh ngoài da, muỗi đốt. Trong nhà trồng cây bạc hà giúp xua đuổi được các loại côn trùng. Ngoài ra vị thuốc Đông y bạc hà còn khá nhiều tính dược lý như làm nhiệt độ cơ thể xuống thấp và tăng bài tiết tuyến mồ hôi, ức chế thần kinh trung ương bởi thành phần Menthol…

Trong cây bạc hà có nhiều tính dược lý

Trong cây bạc hà có nhiều tính dược lý

Các bài thuốc từ cây bạc hà trong việc chữa bệnh

Bạc hà là một trong những vị thuốc phát tán phong nhiệt nên chúng có khá nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Trong Đông y bạc hà được sử dụng phổ biến để chữa một vài căn bệnh như:

Trị phong nhiệt, thanh phần trên, lợi hầu, hóa đờm: Bạc hà khô mang tán bột, trộn với mật ong viên hoàn cỡ bằng hạt súng. Ngậm mỗi ngày 1 hoàn.

Chứng mắt toét: Ngâm bạc hà với nước gừng 1 đêm, mang sấy khô tán bột. Dùng mỗi lần 4g hòa vào nước đã đun sôi để rửa mắt.

Bệnh lở ngứa do phong khí: Dùng lượng bằng nhau bạc hà và thuyền thoái. Uống 4g mỗi lần với rượu ấm.

Bệnh lỵ ra máu: Dùng bà hà sắc uống hàng ngày đến khi bệnh thuyên giảm thì thôi.

Trị nhọt vỡ mủ, nhọt độc gây đau, lao hạch: lấy 20-30g bà hà ngâm với 200ml rượu, phơi khô rồi lại tẩm tiếp 3 đêm, sấy khô. 10 trái tạo giáp đem bỏ vỏ đen, mang tẩm dấm rồi nướng cho vàng. Cả 2 loại mang tán bột viên hoàn cỡ hạt ngô đồng, uống mỗi lần 20 viên trước mỗi bữa ăn, nếu là trẻ em thì dùng nửa liều.

Bị ong chích: Giã bà hà đắp lên chỗ bị đốt. Khoảng 10 phút sau sẽ đỡ đau và bớt sưng.

Bị chảy máu cam cầm không được: Mang bà hà tươi giã lấy nước cốt dùng bông thấm nhét vào mũi.

Trị hỏa độc khí nhập vào trong: Vắt nước bà hà tươi bôi vào.

Tùy theo tình trạng bệnh mà nên sử dụng bạc hà theo từng cách khác nhau

Tùy theo tình trạng bệnh mà nên sử dụng bạc hà theo từng cách khác nhau

Bị sốt cao: 40g thạch cao sống, 20g bà hà, Mang tán bột, uống mỗi lần 2-4g cùng với nước nóng, 3 lần mỗi ngày.

Trị mắt đau, đầu đau do phong nhiệt: 6g bạc hà, 10g cúc hoa, 10g tang diệp mang sắc uống.

Bị ngứa ngoài da: 30g bạc hà, 30g thuyền thoái mang tán bột, dùng 4g mỗi lần, uống cùng nước và rượu.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới sử dụng vị thuốc Đông y bạc hà sau bữa ăn nhằm thúc đẩy dòng chảy của mật, giúp cơ thể có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Không chỉ trong dân gian mà đến ngày nay bạc hà được sử dụng rất nhiều trong việc làm đẹp cũng như chữa bệnh. Với những thông tin cần thiết về loại cây này mọi người có thể lựa chọn để sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nguyễn An: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: