2440 lượt xem

Tác dụng chữa bệnh của cây cúc tần

Cây cúc tần được biết đến là một cây mọc bùi rậm, bờ rào ở nhiều vùng quê phía bắc được người dân dùng chữa nhiều bệnh tật. Vậy tác dụng của cây cúc tần là gì?

Tác dụng chữa bệnh của cây cúc tần
Tác dụng chữa bệnh của cây cúc tần

Tìm hiểu về cây cúc tần

Cúc tần là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc với tên khoa học là Pluchea indica. Tại một số vùng của Việt Nam, cúc tần còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây từ bi, lức, lức ấn, cây xanh đắng…vv. Cúc tần thường mọc hoang ngoài bờ rào rất phổ biến tại nông thôn của miền bắc.

Cúc tần có thân gỗ nhưng chia làm nhiều tán giống như bụi rậm, cao khoảng 2 mét, thân yếu và dễ bẻ gẫy, ra hoa hàng năm, lá mề, có răng cưa và có vị đắng đặc trưng. Cúc tần còn là món ăn của người dân vùng quê thời nghèo đói, những món ăn chủ yếu là cúc tần luộc, vắt nước và chấm muối. Nhiều vùng cũng thường dùng lá cúc tần để chữa trị một số bệnh dân gian như: sốt, cảm, đau bụng, rối loạn kinh, thuốc xoa bóp bong gân,…

Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt. Cúc tầnvị thuốc Đông y để chữa trị cho các trường hợp bị đau đầu, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, chấn thương, viêm phế quản,…

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong cây cúc tần có chứa hợp chất β-sitosterol và stigmasterol – là những chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường. β-Sitosterol và stigmasterol tách chiết từ rễ cây cúc tần có thể trung hòa nọc độc của các loài rắn hổ bướm Daboia russelii và rắn hổ đất Naja kaouthia. Trong lá có chứa tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C… đây là những chất rất cần thiết cho sức khỏe.

Tác dụng chữa bệnh của cây cúc tần

Cây cúc tần thuộc nhóm phát tán phong thấp có những tác dụng sau:

  • Tác dụng chữa cảm sốt, nhức đầu của cây cúc tần.
  • Tác dụng chữa bầm tím của cây cúc tần.
  • Tác dụng chữa đau mỏi lưng của cây cúc tần.
  • Tác dụng chữa thấp khớp, đau nhức xương của cây cúc tần.
  • Tác dụng chữa đau đầu của cây cúc tần.
  • Tác dụng chữa ho do viêm khí quản của cây cúc tần.
Một số món ăn ngon chế biến từ cây cúc tần
Một số món ăn ngon chế biến từ cây cúc tần

Một số món ăn ngon chế biến từ cây cúc tần

  • Cúc tần kho cá

Với đặc tính đắng và có mùi thơm của cúc tần sẽ át đi mùi tanh của cá. Khi ta kho cá đồng hoặc cá biển, xếp một lượt lá cúc tần xuống dưới, đến một lượt các xen kẽ là gừng, riềng trên cùng là một lượt lá cúc tần nữa cho thêm gia vị nước hàng, dầu ăn để tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn. Cá kho với cúc tần sẽ có màu cánh gián, vị cay dịu, mùi thơm của cúc tần và gừng riềng cho ta các giác là lạ ăn cơm ngon miệng hơn.

  • Bánh nếp cúc tần

Bánh nếp cúc tần có lẽ lạ với nhiều người nhưng nó là một món ăn ngon và nó còn giúp trẻ em giữ ấm dạ dày và trị bệnh cam. Cách thực hiện như sau: bột gạo nếp khô hoặc ướt, lá cúc tần một nắm rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, đem trộn 2 thứ này lại, thêm chút muối tinh, vật bột cho dẻo, nặn thành từng viên hình tròn, cho nhân vào giữa và bọc lại.

  • Dồi chó nhồi cúc tần

Dồi chó là món ăn khá nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Khi làm dồi chó, ta có thể trộn thêm vào nhân một ít lá cúc tần non, rửa sạch và thái nhỏ. Nếu trong dồi chó có lá cúc tần sẽ có mùi vị thơm ngon đặc biệt, hấp dẫn hơn và tạo ra hương vị riêng biệt.

Trên đây là công dụng của lá cúc tần cũng như những món ăn ngon được chế biến từ cúc tần mà mọi người có thể làm ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: