Cây trúc đào được trồng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trên các quốc lộ, tuyến đường giao thông, cây và lá trúc đào có tác dụng dược lý mạnh nên cần cẩn thận khi tiếp xúc.
Tác dụng của lá trúc đào là gì?
Đặc điểm thực vật của trúc đào
Theo tin tức Y tế tổng hợp đặc điểm thực vật của cây trúc đào như sau: Cây cao 3-4m, cành mọc đứng khi non có màu xanh, khi già có màu nâu xám. Lá mọc vòng 3 lá một, nguyên, hình mũi mác, màu lục nhạt ở mặt dưới, màu lục sẫm ở mặt trên. Lá tiền khai cuộn ngoài. Hoa màu hồng, có khi màu trắng xếp thành ngù ở ngọn. Hoa đều lưỡng tính, có bao hoa và bộ nhị mẫu 5. Tràng hình cánh hợp, hình phễu có phiến chia làm 5 thuỳ, tiền khai vặn. Chỉ nhị dính liền với tràng. Bao phấn đính gốc. Quả cấu tạo bởi 2 đại. Khi nứt dọc, bên trong có hạt mang chùm lông màu hung. Toàn cây có nhựa mủ trắng và độc.
Lá trúc đào được thu hái khi nào?
Thu hái vào tháng 10, tháng11 hoặc vào tháng 4, hái những lá già dài trên 10cm. Hái về làm khô ngay ở nhiệt độ không quá 50 độ C
Thành phần hoá học có trong lá trúc đào
Theo chuyên gia y tế Đỗ Thu – GV Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid khác nhau. Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Gồm các glycosid sau: Oleandrin (Neriolin), Desacetyloleandrin, Neriantin, Adynerin.
Lá trúc đào được thu hái khi nào?
Trong lá còn có các thành phần khác như: acid ursolic, các dẫn chất flavonoid: rutosid và nicotiflorin.
Ngoài sử dụng lá, cây trúc đào có thể sử dụng các bộ phận sau: Vỏ cây có chứa 4 glycosid tim; Hạt chứa 26 glycosid.
* Chiết xuất Oleandrin:
Gồm 4 giai đoạn:
- Chiết: lá khô đem xay thô (2-5mm). Ngâm 5kg bột lá với 50 lít cồn 25oC trong 24 giờ. Gạn chừng 25-27 lít, ép bã lấy thêm được 18-20 lít nữa.
- Loại tạp: dồn các dịch chiết trên lại rồi thêm 1/2 lít dung dịch chì acetat 30%. Sau đó thử xem đã hết tạp chưa bằng cách lọc một ít và thêm vào dịch lọc một ít dung dịch chì acetat nếu còn tủa thì phải thêm chì acetat nữa. Để yên 1 đêm, gạn lấy nước trong lại và rót dần vào đấy 2 lít dung dịch natri sulfat 15%, quấy đều, lọc, thử xem đã hết chì acetat chưa, nếu còn phải thêm tiếp dung dịch natri sulfat.
- Bốc hơi dung môi: Cho dịch lọc vào nồi, bốc hơi ở áp suất giảm, nhiệt độ từ 50-55oC. Cất cho đến khi còn 1/6 thể tích ban đầu, nghĩa là còn khoảng 8 lít, để nguội. Glycosid thô sẽ đọng lại ở đáy nồi.
- Tinh chế: Cho glycosid thô vào bình, thêm 200ml cồn 70oC, đặt vào nước nóng cho tan hết rồi cho vào tủ lạnh trong vài ngày. Lọc lấy tinh thể, kết tinh lại thêm vài lần sẽ thu được 5-6g Oleandrin tinh chế.
Tác dụng và công dụng của lá trúc đào là gì?
Chuyên gia y tế Đỗ Thu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs Sài Gòn chia sẻ về tác dụng của lá trúc đào như sau:
Tác dụng và công dụng của lá trúc đào là gì?
- Neriolin và các chế phẩm lá trúc đào tác dụng như các chế phẩm của lá digital nhưng tác dụng mạnh hơn và ít tích luỹ hơn.
- Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương. Tính chất này đặc biệt có lợi đối với bệnh nhân bị hẹp van 2 lá vì kéo dài thời kỳ tâm trương giúp cho máu có đủ thời giờ xuống tâm thất trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp khiến lượng máu phóng vào đại tuần hoàn trong mỗi chu chuyển tim lớn hơn, nâng cao được lưu lượng và hiệu suất của tim.
- Tác dụng lên tim đến rất nhanh: chỉ sau vài giờ, có trường hợp chỉ sau 15-20 phút bệnh nhân bớt khó thở, nhờ thế bệnh nhân rất phấn khởi tin tưởng ở thuốc.
- Neriolin được loại ra khỏi cơ thể nhanh nên việc đổi thuốc không phải chờ thuốc thải ra hết mà có thể thay ngày hôm sau.
- Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù.
* Dạng dùng:
Dung dịch1/5000 oleandrin; Dạng viên có 0,0001-0,0002g oleandrin; liều dùng: 0,0002g/lần x 2 lần/ngày, Dạng cao lỏng lá; liều dùng: một lần 0,1g – 24 giờ 0,5g, Bột lá; liều dùng: một lần 0,05g – 24 giờ 0,5g
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn