Tam thất được biết đến là vị thuốc chữa bệnh cực kì hiệu nghiệm cho con người với công dụng bồi bổ sức khỏe tăng cường hệ miễn dịch cơ thể tốt nhất.
Đặc điểm của củ tam thất
Tam thất thuộc loại cây thân nhỏ, cao từ 30-60 cm, mọc thẳng đứng, vỏ cây có rãnh dọc, lá mọc vòng từ 3-4 lá một. Lá kép như bàn tay xòe, để thu hoặc cây phải được trồng từ 3-7 năm.
Tam thất là vị thuốc đông y cực quý dành cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, người ốm yếu, người mới ốm dậy … nhờ các tác dụng dược lý phong phú. Củ tam thất có hai loại tam thất nam và bắc. Ngoài ra tam thất còn có tên gọi khác như thổ sâm, kim bát hoàn, sâm tam thất. Củ có tên tiếng anh là False gingseng thuộc họ nhân sâm. Tam thất nam còn có những tên gọi như tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ gừng.
Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng.
Tam thất nam có tác dụng gì?
Tam thất nam thuộc họ gừng, có vị cay nhưng nhẹ hơn gừng. Tam thất nam chủ yếu có chứa các hoạt chất như: ginsenoside, tetracyclic triterpenoid saponins… được sử dụng để điều trị các bệnh như:
- Giải cảm, hạ sốt, bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông khí huyết, hoạt huyết,.
- Điều trị viêm xoang
- Kích thích hệ tiêu hóa, các bệnh đầy hơi, khó tiêu, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ.
- Bên cạnh đó tam thất nam được dùng để điều trị các chứng đau nhức như xương khớp ở người già…
Tác dụng của tam thất bắc
Tam thất bắc thuộc họ nhân sâm đây là vị thuốc đông y có tính nóng hơn sâm bình thường. Tam thất bắc thu hoạch sau 3-7 năm trồng, củ có chứa các thành phần chính như: sterol, hợp chất acid amin, sắt… được sử dụng để chữa bệnh cho con người rất tốt.
- Giảm sự mệt mỏi thần kinh, ức chế, giảm sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đồng thời phục hồi tăng cường sự hoạt động của hệ thần kinh, ngừa chứng suy giảm trí nhớ, sự sáng tạo của con người,.
- Hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, mạch máu lưu thông kém.
- Tam thất bắc giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, các chứng cảm cúm, sổ mũi, sốt, kích thích thần kinh, giảm sự trầm uất.
- Tam thất bắc giúp bảo vệ hệ tim mạch như giãn mạch, ngừa xơ vữa động mạch, cầm máu, tiêu máu, giảm tình trạng sưng đau một cách hiệu quả.
- Bên cạnh đó tam thất bắc giúp giảm sự phát triển của khối u, ngăn ngừa sự hạn chế của các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xoang, khớp…
Có nên kết hợp mật ong với tam thất hay không?
Cả tam thất và mật ong có tác dụng lớn giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe của con người. Kết hợp mật ong và tam thất sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, điều trị các chứng bệnh như viêm da dạ, đau loét dạ dày, táo bón, không đại tiện được…đồng thời thanh trừ khử độc cho con người tốt nhất. Điều trị các chứng bệnh ho khan cho trẻ em, người già. Tăng cường hệ miễn dịch, tam thất thuộc nhóm thuốc chỉ huyết giúp bổ máu, hoạt huyết, lưu thông khí huyết một cách tốt nhất.
Những đối tượng không nên dùng củ tam thất?
Các bác sĩ đông y cho biết củ tam thất có rất nhiều công dụng chữa bệnh cho con người nhưng có một số đối tượng không nên sử dụng:
- Phụ nữ đang mang thai không nên dùng.
- Người đang chảy máy do tổn thương
- Nên thận trọng khi dùng tam thất cho trẻ em
- Bệnh nhân bị tiêu chảy không nên dùng tam thất bởi chúng có thể gây tử vong.
Ngoài ra không nên dùng tam thất quá liều hoặc quá lạm dụng tam thất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng tam thất để chữa bệnh tốt nhất cho con người.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn