Có nguyên nhân khởi đầu từ bệnh phổi mạn tính hiện tâm phế mạn đang là một căn bệnh khá nguy hiểm và dễ mắc ở nhiều người.
Tìm hiểu về bệnh tâm phế mạn
Theo chia sẻ từ các dược sĩ siêu thị thuốc Hà Nội thì tâm phế mạn là một dạng bệnh tim thứ phát có nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi… làm tổn thương đến chức năng hô hấp, suy giảm chức năng phổi từng phần, rồi suy giảm chức năng phổi toàn bộ, làm tăng áp động mạch phổi dẫn đến suy tim phải. Bệnh thường mắc ở người lớn tuổi, khi mắc các căn bệnh này người bệnh thường có xu hướng chữa trị bằng các phương pháp đông y.
Những biểu hiện của bệnh tâm phế mạn
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra diễn biến của bệnh tâm phế mạn sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. Vì bệnh xuất phát từ các bệnh của viêm phổi mạn tính cho nên sẽ có các triệu chứng của viêm phế quản mạn ở giai đoạn đầu thường bị che lấp. Tuy nhiên ở giai đoạn này người bệnh thường có một vài biểu hiện như: sốt, ho từng cơn, ho có đờm trắng, dính…Giai đoạn này có thể kéo dài khá lâu, đôi khi đến 15 – 20 năm. Giai đoạn cuối là suy tim phải, sẽ xuất hiện khó thở càng ngày càng tăng, nhất là lúc làm việc nặng, gắng sức, gan to, đau, tĩnh mạch cổ nổi và đập. Đồng thời xuất hiện phù ở mặt, chân phù rõ, môi tím, tim đập nhanh, loạn nhịp. Lúc này người bệnh phải sử dụng những loại thuốc tác dụng lên hệ tim mạch để cảm thấy dễ chịu hơn.
Vì thế để phòng tránh căn bệnh này các bác sĩ luôn khuyến cáo chúng ta nên phòng tránh mắc các bệnh phổi cấp tính và nếu bị bệnh phổi cấp tính phải điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ. Phòng bệnh tích cực là không hút thuốc lào, thuốc lá. Nhà ở phải thông thoáng, hạn chế khói, hơi độc, vệ sinh môi trường sạch tránh tiếp xúc với bụi, chất thải bẩn. Những người lao động ở môi trường khói bụi, môi trường bị ô nhiễm phải có phương tiện phòng hộ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Khi nghi ngờ bị bệnh tâm phế mạn, cần đi khám bệnh nhằm phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải. Khi đã xác định bệnh tâm phế mạn, không nên lao động nặng, không làm việc gắng sức, lúc này tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc chữa bệnh.
Những bài thuốc Đông y chữa bệnh tâm phế mạn
Những bài thuốc đông y giúp trị bệnh tâm phế mạn
Trong danh mục thuốc tân dược hiện nay có rất nhiều thuốc chữa bệnh tâm phế mạn, tuy nhiên căn bệnh này nằm trong phạm vi các chứng suyễn, kinh quí, đàm ẩm, thủy thũng của Y học cổ truyền. Bao gồm thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu và thể tỳ thận dương hư – thủy thấp, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp. Vì thế nên nhiều người bệnh lựa chọn cách chữa bệnh bằng các bài thuốc y học cổ truyền để đem đến hiệu quả cao.
- Bài thuốc 1: Linh quế truật cam thang và Tô tử giáng khí thang gồm: phục linh 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, tô tử 12g, hậu phác 10g, tiền hồ 10g, trần bì 10g, xuyên qui 12g, sinh khương 3 lát, bán hạ chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Bài thuốc 2: Để bổ phế gia thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g. Trong trường hợp môi xanh tím gia thêm các vị thuốc hoạt huyết, hóa ứ: đan sâm 12g, xích thược 12g, hồng hoa 6g. Trong trường hợp bệnh nhân nghiêng về nhiệt chứng: môi khô, khát nước, khó thở, tức ngực, đờm vàng đặc có thể chuyển sang dùng bài Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 – 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.
Tuy nhiên sẽ tùy theo từng trạng bệnh cũng như sức khỏe mà người bệnh sẽ có những bài thuốc khác nhau. Vì thế trước khi dùng tốt nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến người bệnh.
Nguồn: Y học Sài Gòn