Cam toại được sử dụng phổ biến trong đông y để thanh nhiệt giải độc, chữa tiêu thũng cho con người. Cam toại còn được gọi là niền niệt, niệt gió.
Cam toại là gì?
Trong y học cổ truyền Cam toại được dùng để chữa bệnh nhờ tận dụng các bộ phận như rễ củ để làm vị thuốc đông y. Cam toại có tên khoa học Euphorbia Kansut L, người ta sẽ sử dụng rễ chuỗi dài như con thoi, có vỏ sắc vàng, trắng xám, ít chất xơ,nhiều tinh bột. Mỗi ngày người bệnh có thể dùng từ 1-3 g thuốc ở dạng bột để uống hoặc dùng cho ngoài da đều được.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại Cam toại có chứa các thành phần chính như: 13-oxyingenol, kansuinine A, B, euphorbon, kanzuiol, ingenol, euphorbol, euphol… Trong đông Y Cam toại có vị đắng, tính hàn, ngọt, quy kinh vào thận, đại tràng, phế…. Chúng có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt, trừ đàm, trướng đầy, tích đờm, nước ở phổi, bụng dưới, trị thủy thũng…
Cách bào chế Cam toại để làm thuốc
Rễ Cam toại có hình dạng xoắn lại không đều nhau chuỗi liền, hình thoi dài khoảng 3,2 -6m hai đầu nhỏ hơn còn phần giữa phình lớn. Vỏ Cam toại có màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, có nơi bị lõm vào, tinh bột nhiều, ít chất xơ, gần tâm Cam toại có một vòng màu trắng dạng xơ.
Để bào chế dược liệu Cam toại dùng rễ để giã nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm trong 3 ngày cho đến khi nước đen lại vớt ra rồi ngam vào nước chảy. Phải đãi nhiều lần cho đến khi nước trong lại, sao giòn để dùng.
Hoặc dùng bột bọc Cam toại để nướng chín cho bớt độc tố để dùng.
Dùng nước rễ ngâm nước trong vòng khoảng 3 giờ, vớt ra để cạo sạch vỏ bên ngoài xắt mỏng đem sao với cám theo tỉ lệ một phần Cam toại và cám bằng hau sao cho đến khi vàng giòn.
Các bài thuốc trị bệnh từ Cam toại
Cam toại thuộc nhóm thuốc trục thủy nên được dùng để chữa cách chứng như tiêu thũng, thủy hấp, thông lợi đại tiểu tiện, trục ẩm, dùng để giải độc thanh lọc cho con người.
Cam toại chữa các chứng như tiêu chảy do âm thịnh: Bài thuốc cam toại bán hạ thang dùng bán hạ 12g, cam toại 4g, chích thảo 4g, mật 100ml, thược dược 6g. Tác dụng: trục thủy, khử đàm, tán kết, trừ mãn, giải kinh, chỉ thống. các nguyên liệu này đem đi để sắc uống mỗi ngày từ 2-3 lần.
Cam toại trị đau bụng, đầy bụng: Dùng bài thuốc Cam toại phá kết tán dùng các vị thuốc như cam toại 10g, hoàng cầm 20g, thanh bì 20g, đại hoàng 20g. Các vị thuốc đông y này tán thành bột dùng để uống mỗi ngày lần khi pha khoảng 2g để pha với nước uống. Bài thuốc này có công dụng thông lơi, trị các chứng do nhiệt tích.
Cam toại trị phù thũng, bụng căng đầy cho con người: Các vị thuốc đông y được dùng như hắc khiên ngưu 30g, cam toại (sao) 6g tán các nguyên liệu thành bột sắc để uống từng hớp khi còn nóng.
Chữa các chúng sán khí, sa dịch hoàn bằng cách dùng các vị thuốc như hồi hương, cam toại có lượng bằng nhau rồi tán bột để uống mỗi lần pha với nước khoảng 6g.
Chũa các chứng phù thũng ở bụng ngực chân tay: dùng cam toại 12g, đại kích 12g, đại táo 10 quả, nguyên hoa 12g. Các vị thuốc này dùng để tán bột, trộn đều, mỗi lần uống lấy khoảng 0,5 – 1,5g, ngày 1 lần vào sáng lúc bụng đói với nước sắc đại táo. Bài thuốc này có tác dụng để công trục thủy ẩm cho con người.
Tuy nhiên đối với những người có dạ dày yếu, hệ tiêu hóa kém nên thêm đại táo vào thang thuốc có cam toại, không nên dùng chung cam thảo với cam toại. Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn