785 lượt xem

Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng thiếu máu khi mang thai?

Khi mang thai chị em phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu rất cao gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy cách nhận biết thiếu máu ở phụ nữ mang thai như thế nào ?

Khi nào thực hiện xét nghiệm AFP?
Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng thiếu máu khi mang thai?

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng thiếu máu ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn chưa cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người mang bầu; đặc biệt là lượng sắt và acid folic. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai được chuyên gia y khoa Nguyễn Thảo (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs Yên Bái) chia sẻ như:

  • Nồng độ huyết sắc tố có trong máu mẹ bị giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
  • Sự gia tăng về thể tích máu trong thai kì cũng có thể gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng hơn so với bình thường.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất sắt do thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc là các loại thức ăn có năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến bệnh thiếu máu khi mang thai.
  • Mẹ bầu bị thiếu cân khi bắt đầu mang thai hoặc là bị nghén nặng thường có nguy cơ thiếu máu cao hơn so với những bà bầu khác.
  • Các loại mất máu như do xuất huyết trước sinh hoặc là các loại xuất huyết khác.
  • Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu như mẹ bầu mang đa thai.
  • Các bệnh lý mạn tính liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng thiếu máu khi mang thai?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng thiếu máu khi mang thai?

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu khi mang thai?

Khi mắc tình trạng thiếu máu nhẹ, thai phụ có thể sẽ không có bất kì triệu chứng nào hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua dù có thiếu máu hay không. Theo thông tin y học, về cơ bản có một số triệu chứng thiếu máu mà chúng ta có thể dễ nhận thấy như:

  • Da xanh tái, nhợt nhạt.
  • Mệt mỏi bất thường, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
  • Dễ bực tức, luôn cảm thấy khó chịu.
  • Khó thở, cảm giác như là leo cầu thang cao hoặc đi bộ nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
  • Nhức đầu
  • Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng lên nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu bị thiếu máu.

Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thường thích ăn những thứ không ăn được như là đất sét, cát, phấn… là vì cơ thể đã quá thiếu sắt.

Cách phòng ngừa thiếu máu cho phụ nữ mang thai

Để phòng ngừa tình trạng bị thiếu máu khi mang thai, chị em cần lưu ý những biện pháp sau:


Dấu hiệu của bệnh thiếu máu khi mang thai?

Tăng cường sắt cho cơ thể qua chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt gia cầm và các loại sò, hến. Ngoài ra các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ thực vật bao gồm đậu, đậu hũ, nho khô, chà là, mơ, khoai tây nguyên vỏ, bông cải, mận khô, củ cải đường, các loại rau xanh, bánh mì, các loại hạt và các loại ngũ cốc giúp tăng cường sắt.

Tăng cường bổ sung vitamin C trong chế độ ăn vì C rất cần thiết cho quá trình hấp thu sắt.

Chuyên gia y khoa Nguyễn Thảo (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thêm: “Chế độ ăn uống thông thường đối với phụ nữ mang thai có thể sẽ không đủ để cung cấp các dưỡng chất trên cho cơ thể vì thế các bà mẹ hãy nhớ bổ sung thêm từ sắt và chất dinh dưỡng có nguồn từ thuốc, thực phẩm bổ sung đúng liều, đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.”

Hạn chế những chất ức chế hấp thu sắt như: tannin, phytat có trong ngũ cốc thô, trà…

Cần tránh dùng chung thuốc sắt với canxi; hay sắt và thuốc chống loét dạ dày sẽ làm giảm hấp thu sắt (những thuốc trên khi kết hợp với nhau cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ). Không dùng chung thuốc chứa sắt với trà, cà phê hay sữa sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Nguồn: Siêu Thị Thuốc Việt –  (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: