729 lượt xem

Thông tin chi biết về xét nghiệm Bilirubin

Xét nghiệm Bilirubin là xét nghiệm đo lượng bilirubin trong máu giúp đánh giá chức năng gan và chẩn đoán bệnh thiếu máu do phá hủy hồng cầu.

Xét nghiệm Bilirubin là gì?

Xét nghiệm Bilirubin là gì?

Xét nghiệm Bilirubin là gì?

Bilirubin là một sản phẩm của quá trình phân hủy sinh lý của nhân hem. Hem là một thành phần của huyết sắc tố được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Cuối cùng Bilirubin được gan xử lý sau đó đào thải khỏi cơ thể. Xét nghiệm này đo lượng bilirubin trong máu để đánh giá chức năng gan và hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý các bệnh lý về gan.

Xét nghiệm Bilirubin được chỉ định khi nào?

Bác sĩ yêu cầu xét nghiệm bilirubin kết hợp với các xét nghiệm khác khi bạn có dấu hiệu bất thường về chức năng gan. Chỉ định có thể bao gồm:

  • Bệnh nhân vàng da
  • Tiền sử rượu, bia kéo dài
  • Nghi ngờ ngộ độc thuốc
  • Đã tiếp xúc với virus gây viêm gan
  • Nước tiểu sẫm màu, màu vàng hổ phách
  • Trẻ sơ sinh vàng da

Chuyên trang tin tức Y Dược mới nhất có cập nhật, các xét nghiệm tìm bilirubin cũng có thể được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh thiếu máu tán huyết. Trong trường hợp này, xét nghiệm bilirubin thường được thực hiện đồng thời cùng với các xét nghiệm khác được sử dụng để đánh giá tan máu như công thức máu toàn phần, số lượng hồng cầu lưới, haptoglobin và LDH.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm bilirubin

Bạn có thể cần phải nhịn ăn trong vài giờ trước khi xét nghiệm. Yêu cầu nhịn ăn khác nhau tùy theo phòng thí nghiệm. Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để được hướng dẫn cụ thể.

Xét nghiệm Bilirubin được thực hiện như thế nào?

Ở người lớn xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở cánh tay. Ở trẻ sơ sinh, mẫu máu lấy từ gót chân giúp đo lượng bilirubin bằng cách sử dụng một dụng cụ đặt trên da.

Xét nghiệm Bilirubin được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Bilirubin được thực hiện như thế nào?

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Bilirubin

Đối với người lớn và trẻ em:

– Tổng bilirubin tăng mà chủ yếu là bilirubin gián tiếp có thể là kết quả của:

  • Thiếu máu tán huyết hoặc nguy hiểm
  • Phản ứng truyền máu
  • Xơ gan
  • Hội chứng Gilbert

– Nếu bilirubin liên hợp (trực tiếp) tăng cao hơn so với bilirubin không liên hợp (gián tiếp) thì thường có một vấn đề liên quan đến việc giảm đào thải bilirubin bởi các tế bào gan. Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Viêm gan siêu vi
  • Phản ứng thuốc
  • Bệnh gan do rượu
  • Tắc nghẽn của các ống dẫn mật.
  • Sỏi mật có trong ống mật
  • Khối u
  • Sẹo của ống dẫn mật

– Hàm lượng bilirubin thường không liên quan và không được theo dõi.

Đối với trẻ sơ sinh

– Nồng độ bilirubin tăng cao ở trẻ sơ sinh có thể là tạm thời và tự khỏi sau vài ngày đến hai tuần. Tuy nhiên, nếu mức độ bilirubin vượt quá ngưỡng quan trọng hoặc tăng nhanh cần phải tìm nguyên nhân chính xác. Nồng độ bilirubin gián tiếp tăng có thể là kết quả của sự phá vỡ nhanh chóng của các tế bào hồng cầu do:

  • Không tương thích nhóm máu giữa mẹ và trẻ sơ sinh
  • Bệnh lý bẩm sinh nhiễm trùng
  • Thiếu oxy
  • Bệnh có thể ảnh hưởng đến gan

– Nếu Bilirubin liên hợp (trực tiếp) tăng cao do nguyên nhân viêm đường mật và viêm gan sơ sinh. Viêm đường mật phải can thiệp phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương gan.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: