1725 lượt xem

Thuốc Klacid có công dụng chữa bệnh rất tốt nếu dùng đúng cách

Klacid là thuốc được dùng chữa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt nếu dùng đúng liều lượng. Ngược lại, nếu dùng bừa bãi sẽ mang đến tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc Klacid có công dụng chữa bệnh rất tốt nếu dùng đúng cách

Thuốc Klacid có công dụng chữa bệnh rất tốt nếu dùng đúng cách

Tác dụng của thuốc Klacid là gì?

Klacid là thuốc kháng sinh macrolide. Thuốc chống lại vi khuẩn trong cơ thể bạn. Klacid được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn khác nhau ảnh hưởng đến da và hệ hô hấp. Thuốc Klacid cũng được sử dụng cùng với các thuốc khác để điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori gây ra. Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng của thuốc Klacid là gì?

Tác dụng của thuốc Klacid là gì?

Liều dùng cho thuốc Klacid

Có kẽ thông tin về thuốc Klacid mà nhiều người quan tâm nhất chính là liều dùng của thuốc. Clarithromycin bền vũng trong môi trường acid, hấp thu tốt dù không có thức ăn. Thời gian điều trị tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường là từ 7-14 ngày.

  • Liều cho người lớn: Nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm trùng da (250 – 500 mg, 2 lần/ngày). Người có bệnh suy thận (250 mg, 1 lần/ngày hoặc 250 mg, 2 lần/ngày). Mycobacterium avium nội bào (500 mg, 2 lần/ngày), giảm liều khi thanh thải chậm dưới 30ml/ 1 phút.
  • Liều cho trẻ em: 7,5 mg/kg thể trọng, 2 lần/ngày. Dùng tối đa 500 mg, 2 lần/ ngày. Trường hợp viêm phổi cộng đồng: 15 mg/kg thể trọng, 12 giờ dùng một lần.

Clarithromycin dùng phối hợp với các thuốc khác và chất ức chế bơm proton. Dùng 500 mg, 3 lần/ngày để diệt tận gốc nhiễm khuẩn Hp.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Klacid

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, nhìn chung clarithromycin được dung nạp tốt. Những tác dụng phụ được báo cáo gồm buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, nôn và đau bụng. Viêm miệng, viêm thanh môn và nổi hạt ở miệng đã được báo cáo. Những tác dụng phụ khác gồm nhức đầu, những phản ứng dị ứng từ mề đay và phát ban nhẹ ở da cho đến phản vệ và hiếm hơn là hội chứng Stevens-Johnson. Rối loạn vị giác có thể xảy ra. Mất màu ở lưỡi có hồi phục gặp trong những thử nghiệm lâm sàng khi cho clarithromycin và omeprazole kèm nhau. Có những báo cáo về những tác dụng phụ thoáng qua trên hệ thần kinh trung ương gồm lo lắng, chóng mặt, mất ngủ, ảo giác, loạn tâm thần, ác mộng và lú lẫn, tuy nhiên chưa xác định được mối tương quan nhân quả. Có những báo cáo về mất khả năng nghe khi dùng clarithromycin thường hồi phục khi ngưng thuốc. Viêm đại tràng giả mạc được ghi nhận hiếm gặp khi dùng clarithromycin và có thể từ nhẹ đến đe dọa sinh mạng. Giống như những macrolid khác, rối loạn chức năng gan đã được ghi nhận (thường có thể hồi phục) gồm những thử nghiệm chức năng gan bị thay đổi, viêm gan và mật có hoặc không có vàng da đi kèm. Rối loạn chức năng có thể trầm trọng và suy gan gây tử vong được ghi nhận rất hiếm.

Bạn nên bảo quản Klacid như thế nào?

Bạn nên bảo quản Klacid như thế nào?

Giống với các loại thuốc tân Dược khác, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: