1205 lượt xem

Thuốc Sporal có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?

Sporal là thuốc kháng nấm nhóm triazole, được điều chế dưới dạng viên nang chứa các vi nang dùng theo đường uống. Vậy tác dụng điều trị bệnh của thuốc Sporal như thế nào?

Thuốc Sporal có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?

Thuốc Sporal dùng để trị bệnh gì?

Thầy Nguyễn Mạnh Quân – giảng viên Cao đẳng Dược Tp HCM cho hay, thuốc Sporal có những công dụng phổ biến như:

  • Trong phụ khoa: Điều trị bệnh nấm candida âm hộ âm đạo.
  • Bệnh ngoài da, nhãn khoa: Lang ben, nhiễm nấm ngoài da, nhiễm nấm giác mạc mắt và nhiễm Candida ở miệng và nấm móng do dermatophyte hoặc nấm men.
  • Nhiễm nấm nội tạng: Do nấm Aspergillus và Candida, nhiễm nấm Cryptococcus (kể cả viêm màng não do Cryptococcus), nhiễm nấm Histoplasma, Sporothrix, Paracoccidioides, Blastomyces. Hay các trường hợp nhiễm nấm nội tạng hoặc nhiễm nấm vùng nhiệt đới hiếm gặp khác.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc sporal hiệu quả

Để thuốc phát huy được hết công dụng, nhiều giảng viên Cao đẳng Y Dược Tp HCMTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn lưu ý thêm, người dùng cần biết một số cách sử dụng thuốc của từng loại bệnh sau đây:

  • Trị nấm Candida âm đạo – âm hộ: 200mg × 2 lần/ ngày trong 1 ngày; hoặc 200mg × 1 lần/ ngày trong 3 ngày.
  • Trị nấm Candida miệng: 100 mg x 1 lần/ngày trong 15 ngày.
  • Trị lang ben: 200mg × 1 lần/ ngày trong 7 ngày.
  • Trị nấm Dermatophytes da: 200 mg x 1 lần /ngày trong 7 ngày; hoặc 100 mg x 1 lần/ngày trong 15 ngày.
  • Trị nấm Dermatophytes lòng bàn tay bàn chân: 200 mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày; hoặc 100 mg x 1 lần/ngày trong 30 ngày.
  • Trị nấm giác mạc: 200 mg x 1 lần/ngày trong 21 ngày.
  • Trị nấm móng điều trị cách khoảng (các đợt cách nhau 3 tuần): 200 mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày; trị nấm móng tay: 2 đợt; móng chân: 3 đợt; Điều trị liên tục: 200 mg x 1 lần/ngày trong 3 tháng.
  • Trị nấm nội tạng Aspergillus: 200 mg x 1 lần/ngày trong 2-5 tháng; trị nấm Candida 100-200 mg x 1 lần/ngày trong 3 tuần-7 tháng.
  • Cryptococcus ngoài màng não: 200 mg x 1 lần/ngày trong 2 tháng -1 năm. Viêm màng não Cryptococcus: 200 mg x 2 lần/ngày trong 2 tháng -1 năm.
  • Histoplasma: 200 mg x 1-2 lần/ngày trong 8 tháng.
  • Sporothrix schenckii: 100 mg x 1 lần/ngày trong 3 tháng.
  • Paracoccidioides brasiliensis: 100 mg x 1 lần/ngày trong 6 tháng.
  • Cladosporium, Fonsecaea: 100-200 mg x 1 lần/ngày trong 6 tháng.
  • Blastomyces dermatitidis: 100 mg x 1lần/ngày đến 200 mg x 2 lần/ngày trong 6 tháng.

Cách dùng: Để đạt được sự hấp thụ tối đa, uống Sporal ngay sau khi ăn no, viên nang Sporal nên uống trọn 1 lần.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc sporal hiệu quả

Những ai không nên sử dụng thuốc Sporal?

Sporal là thuốc tân Dược nên không phải ai cũng có thể sử dụng, nhà sản xuất khuyến cáo của những trường hợp sau đây không nên sử dụng:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với Itraconazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng chung với các thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú. Phụ nữ có khả năng mang thai nên ngừa thai đầy đủ suốt thời kỳ dùng thuốc.
  • Bệnh nhân bị rối loạn tâm thất, bệnh suy tim sung huyết.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn với thuốc hoặc các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai trừ khi nhiễm nấm đe doạ tính mạng, cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Cần thận trọng ngừa thai đầy đủ suốt thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ đang dùng thuốc trị nấm Sporal.
  • Khi đang dùng các loại thuốc sau: Terfenadine, astemizole, cisapride, quinidine, pimozide, các thuốc ức chế HMG-CoA reductase được chuyển hóa bởi CYP3A4 như là simvastatin và lovastatin, hay các thuốc triazolame và midazolame uống.

Tác dụng phụ:

Khi điều trị ngắn ngày, tác dụng không mong muốn thường xảy ra ở khoảng 7% người bệnh, phần lớn là buồn nôn, đau bụng, nhức đầu và khó tiêu.

Khi điều trị dài ngày ở người bệnh đã có bệnh tiềm ẩn và phải dùng nhiều Loại thuốc cùng lúc thì tác dụng không mong muốn xảy ra nhiều hơn (16,2%).

Hầu hết các phản ứng phụ xảy ra ở đường tiêu hóa và với tần xuất ít nhất 5 – 6% trên số người bệnh đã điều trị.

  • Thường gặp, ADR > 1/100
  • Toàn thân: Chóng mặt, đau đầu
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Các phản ứng dị ứng như ngứa, ngoại ban, nổi mày đay và phù mạch; hội chứng Stevens – Johnson.

Nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra còn thấy có nguy cơ viêm gan, giảm kali huyết, phù và rụng lông, tóc, đặc biệt sau điều trị thời gian dài trên 1 tháng với itraconazol.

Những ai không nên sử dung thuốc Sporal?

Những triệu chứng mà các Dược sĩ tại siêu thị thuốc Việt kể trên chưa phải là toàn bộ các tác dụng phụ của Sporal. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra ngay lập tức. Sporal là một loại thuốc kháng sinh phối hợp được dùng để điều trị các bệnh nhiễm nấm do các vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng nó có thể bị hạn chế bởi sức đề kháng và các phản ứng phụ như bệnh tiêu chảy và nấm men tăng trưởng quá mức.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: