Trong những vị thuốc Đông Y, nhóm thuốc trừ hàn cũng gọi là thuốc ôn lý là những loại thuốc dùng trị chứng lý hàn thuốc tính ấm, nóng để chữa các chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể do phần dương khí bị giảm sút.
Để tìm hiểu rõ về các loại thuốc thuộc nhóm trừ hàn, Siêu thị thuốc Việt sẽ giới thiệu chung cho các bạn về nhóm thuốc này cũng như công dụng chữa bệnh của nhóm thuốc trừ hàn.
Thế nào là nhóm thuốc trừ hàn
Thuốc trừ hàn được xem là một trong những vị thuốc Đông Y là những thuốc tính ấm, nóng để chữa các chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể do phần dương khí bị giảm sút. Phần dương khí trong cơ thể bị giảm sút gây ra các chứng bệnh sau đây:
- Trung khí hay tỳ vị bị lạnh gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa: đầy bụng,chậm tiêu , nôn mửa, ỉa chảy…
- Do mất nước, mất máu, mất mồ hôi gây nhiều chứng thoát dương hay vong dương ( choáng trụy mạch ).
Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, nhóm thuốc trừ hàn (ôn lý) có những tác dụng sau đây:
- Làm tăng tế bào bạch cầu, kháng chất phóng xạ như: Nhục quế, Tiểu hồi, Đại hồi.
- Giảm đau và gây tê như: Phụ tử, Ô đầu, Nhục quế, Ngô thù du, Tế tân, Hoa hiên, Đinh hương.
- Ức chế nấm gây bệnh như: Nhục quế, Can khương, Đinh hương, Đại hồi.
- Có tác dụng tăng cường tiêu hóa thức ăn, kích thích nhẹ đường ruột, tăng tiết nước bọt và dịch vị như: Nhục quế, Can khương, Đinh hương, Đại hồi.
- Một số thuốc như: Ngô thù du, Phụ tử, Tế tân. có tác dụng cường tim, giãn mạch, làm giãn cơ trơn, tăng chuyển hóa lipit và nâng cao đường huyết.
Các vị thuốc Đông y có trong nhóm thuốc trừ hàn
Theo giảng viên Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Hàn sinh ra bên trong cơ thể, sự thăng giáng của tỳ vị bất thường công năng vận hóa của tỳ, vị bị giảm sút gây chứng tỳ vị hư hàn, Bác sĩ Cắt Mí Mắt, đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy bụng đau, sắc mặt xanh , rêu lưỡi trắng, mạch trần trì, chân tay lạnh. Các vị thuốc này làm khí cơ thông xướng, tán hàn kèm thêm tác dụng kích thích tiêu hóa. Một số vị thuốc trừ hàn có thế sử dụng trong những trường hợp này đó là:
- Can khương
- Cao lương khương
- Đại hồi
- Địa liền
- Đinh hương
- Ngô thù du
- Thảo quả
- Tiểu hồi
- Xuyên tiêu
Do tính chất nóng của thuốc trừ hàn nên không được dùng các loại thuốc Đông Y này trong các trường hợp sau: Chứng trụy tim mạch ngoại biên do nhiễm trùng, nhiễm độc trong Y học cổ truyền gọi là chứng chân nhiệt giả hàn; Chứng âm hư nội nhiệt; Những người thiếu máu ốm lâu ngày,tân dịch bị giảm sút.
Hoàng Dung – Sieuthithuocviet.edu.vn