Thuốc Diclofenac được chỉ định dùng để giảm đau, chống viêm, tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn thắc mắc liệu thuốc có mang đến tác dụng phụ gì trong quá trình sử dụng?
Tìm hiểu về thuốc Diclofenac
Tìm hiểu về tác dụng chính của thuốc Diclofenac
Tại các siêu thị thuốc tây Diclofenac được dùng để giảm đau, sưng (viêm), và cứng khớp do viêm khớp. Trong một vài trường hợp, Diclofenac cũng có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng đau khác chẳng hạn như đau răng, đau nhức cơ bắp, đau sau phẫu thuật hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn bị các cơn đau nghiêm trọng bất ngờ nên sử dụng các thuốc giảm đau có tác dụng nhanh hơn diclofenac. Bên cạnh đó việc uống thuốc cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khác với các loại thuốc tân dược khác, diclofenac cần được uống với một ly nước trắng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh sau khi uống không nằm xuống trong vòng ít nhất 10 phút sau. Nếu có vấn đề với dạ dày, hãy dùng thực phẩm, sữa, hoặc thuốc kháng acid khi uống thuốc. Tuy nhiên, điều này có thể làm chậm sự hấp thu và giảm tác dụng của thuốc. Tuyệt đối không nghiền, nhai, hoặc làm vỡ các viên thuốc, vì có thể làm tăng tác dụng phụ. Hãy dùng nguyên cả viên thuốc. Liều lượng của thuốc cần phải được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tránh việc tự ý tăng liều hoặc giảm liều bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh.
Tác dụng phụ có thể gặp khi sửu dụng Diclofenac
Những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng Diclofenac
Diclofenac nằm trong nhóm thuốc cơ xương khớp, tuy nhiên vẫn được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ. Hiện nay theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tác dụng phụ của thuốc thường gặp là rối loạn tiêu hóa như:
- Khó chịu dạ dày, ợ nóng hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón đầy hơi, ợ chua
- Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng
- Ngứa da hoặc phát ban
- Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, các vấn đề với thị lực hoặc cân bằng
- Phân màu đen hắc ín hoặc có máu
- Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê
- Sưng phù hoặc tăng cân nhanh chóng, đi tiểu ít hơn bình
- Buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân đất sét màu, vàng da (hoặc mắt)
- Bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ
- Cứng cổ, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng, có các điểm màu tím trên da, hoặc co giật;
- Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, có cảm giác nóng rát mắt, đau da, tiếp theo là một phát ban da đỏ hoặc màu tím lan gây phồng rộp và bong tróc.
Tuy nhiên rất ít và hiếm gặp người bệnh nào gặp phải đầy đủ những tác dụng phụ trên, với những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc thường chỉ cảm thấy đầy hơi, ợ chua. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng nhanh chóng kết thúc khi bạn ngưng sử dụng.
Để đảm bảo an toàn cũng như cho việc điều trị bệnh được hiệu quả người bệnh cần tới gặp bác sĩ có khi bất cứ vấn đề gì. Nghiêm cấm việc tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của những người có chuyên môn.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn