Vị thuốc Đông Y hồng hoa được liệt vào nhóm thuốc hoạt huyết khứ ứ, hồng hoa cũng được dùng trong điều trị các chứng bệnh như: thoái hóa khớp, viêm khớp….
Tìm hiểu tác dụng hoạt huyết hóa ứ của vị thuốc đông y Hồng Hoa
Tìm hiểu về vị thuốc đông y hồng hoa
Vị thuốc đông y hồng hoa còn được dân gian gọi với tên gọi khác là hồng lam hoa, đỗ hồng hoa, mạt trích hoa, tạng hồng hoa, kết hồng hoa, tán hồng hoa, hồng lan hoa, trích hoa, thạch sinh hoa, đơn hoa, tiền bình hồng hoa,…Hồng hoa có tên khoa học là Carhamus tinctorius L. họ Cúc (Asteraceae). Theo phân tích thì trong thành phần của hồng hoa có flavonoid là carthamin (C12H22011- hồng sắc tố) chiếm từ 0,3-0,6% không tan trong nước và một số sắc tố màu vàng có công thức C24H30015 tan trong nước và rượu. Còn có isocarthamin sẽ chuyển dần thành carthami, luteolin 7-glucosid và 3 – rhamnoglucosid của kaempferol..
Có các ete tao hương như: Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene….Hạt chứa 20-30% dầu và 12-15% protein. Trong dầu chủ yếu có các glycerid của các acid béo không no như: oleic acid, linoleic acid, palmitic acid…… có hàm lượng đến 90%.
Vị thuốc đông y Hồng hoa có nhiều thành phần dược liệu quý
Bộ phận sử dụng làm thuốc của Hồng hoa bao gồm: hoa phơi hoặc sấy khô của cây hồng hoa. Thuốc được thu hái vào đầu mùa hè, khi hoa đang nở. Cánh hoa đang chuyển màu từ vàng sang màu hồng đỏ thì bắt đầu thu hái. Sau khi thu hái dược liệu, bỏ đài hoa, phơi âm can (phơi trong bóng râm), không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để dược liệu không bị biến màu và mất đi dược chất trong thuốc. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để giữ được dược chất của thuốc.
Hồng hoa có vị cay tính ấm, quy về hai kinh tâm, can., hồng hoa thường được sử dụng để hoạt huyết phá ứ, thông kinh hoạt lạc. Vị thuốc đông y hoa hồng được sử dụng để điều trị 5 chứng bệnh thường gặp bao gồm: Trị viêm loét dạ dày tá tràng, Trị sưng tấy do chấn thương, Trị một số bệnh phụ khoa, Trị ban sởi, ung nhọt, Trị viêm tắc động mạch. Một tác dụng điển hình của hồng hoa chính là thuốc có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, tăng trương lực cơ tim, co mạch, tăng huyết áp.
Hồng hoa có mặt trong nhiều bài thuốc đông y quý
Cách dùng và liều dùng của vị thuốc đông y Hồng hoa
Cách dùng đơn giản nhất của vị thuốc đông y này chính là ngày dùng 3 – 10g sắc thuốc uống trong ngày. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, do hồng hoa có tác dụng làm tăng cường co bóp cơ trơn của tử cung nên hồng hoa không được sử dụng cho những phụ nữ có thai và người cao huyết áp. Hồng hoa còn được sử dụng để điều trị chứng kinh nguyệt không đều bế kinh, đau bụng kinh, ứ huyết, tụ huyết do chấn thương, mụn nhọt, trị cơn đau thắt ngực, viêm tắc động mạch, làm toát mồ hôi, chữa viêm phổi, viêm dạ dày…
Theo những nghiên cứu của Y học hiện đại, hồng hoa có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều, lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí rung cơ tử cung, đối với tử cung của động vật có thai tác dụng làm tăng co bóp càng rõ ràng. Đối với cơ trơn của ruột, thuốc có tác dụng hưng phấn trong thời gian ngắn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin vầ vị thuốc đông y trong nhóm thuốc hoạt huyết, khứ ứ này, để có thể chủ động sử dụng cho gia đình của mình.
Ngọc Mai – sieuthithuocviet.edu.vn