Thuốc Insulin là một loại hormon, được sản xuất ra bởi tuyến tụy, nằm sau dạ dày, Hormon Insulin có tác dụng gây hạ đường trong máu, hãy cùng Siêu thị thuốc việt tìm hiểu về công dụng của thuốc Insulin.
Tìm hiểu về thuốc Insulin
Trong điều trị đái tháo đường, đặt biệt đái tháo đường type 1 rất cần Insulin để bù lại lượng thiếu hụt do tuyến tụy không sản xuất được.
Từ năm 1930, Insulin đã được phát minh và đây là thành tựu y học vĩ đại nhất cho tới ngày hôm nay. Ngày nay, hormon này được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp gen , tạo ra những phân tử có cấu trúc tương tự như Insulin ở người.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tân dược Insulin khác nhau nhằm cung cấp nhiều lựa chọn cho việc tối ưu điều trị bệnh đái tháo đường. Có các loại Insulin sau:
- Tác dụng nhanh (Insulin analog): có 3 loại là aspart, lispro và glulisine, được tạo ra do thay đổi vị trí acid amin trong phân tử Insulin. Thuốc có màu trong suốt tác dụng nhanh từ 5 đến 10 phút kéo dài từ 3 đến 5 giờ.
- Tác dụng ngắn (Humulin Regular): có màu trong suốt. Thuốc tác dụng sau 30 phút, đạt đỉnh sau 2,5 – 5 giờ, kéo dài từ 4 đến 12 giờ Có thể tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da.
- Tác dụng trung bình (NPH): có màu đục. Thuốc bắt đầu tác dụng sau tiêm 1 đến 2 giờ, đạt đỉnh sau 4 đến 12 giờ, kéo dài từ 14 đến 24 giờ
- Tác dụng kéo dài (Insulin analog) , có 2 loại Glargine và Determir, được tạo ra do thay đổi vị trí các acid amin trong cấu trúc. Thuốc bắt đầu tác dụng sau 3 4 giờ, thuốc không có tạo đỉnh. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao cũng sẽ có đỉnh sau 3 9 giờ, kéo dài tới 24 giờ.
- Insulin dạng hỗn hợp: Các loại Insulin trên được trộn với nhau theo những tỷ lệ như 25/75, 30/70, 50/50…mà có những sản phẩm khác nhau.
Cách sử dụng thuốc Insulin điều trị đái tháo đường
Việc sử dụng thuốc Insulin điều trị đái tháo đường cần phải có sự kiểm soát và hướng dẫn của các bác sĩ không nên sử dụng chung với các thuốc khác khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ theo dõi, thông thường thuốc Insulin được sử dụng như sau:
Cách 1: 3 mũi tiêm một ngày vào trước 3 bữa ăn chính, trong đó:
Sáng tiêm Insulin nhanh, khoảng 25% tổng liều.
Trưa tiêm Insulin nhanh, khoảng 25% tổng liều.
Chiều tiêm Insulin nhanh trộn với Insulin bán chậm hoặc chậm, khoảng 50% tổng liều.
Ví dụ: Một người 50kg, ước tính liều ban đầu là 0,5 đơn vị/kg/ngày: tổng liều sẽ là 24 đơn vị. Phân bố liều ban đầu: sáng 6 đơn vị Insulin nhanh, trưa 6 đơn vị Insulin nhanh, chiều 12 đơn vị Insulin bán chậm hoặc Insulin trộn sẵn. Điều chỉnh từ 10 – 20% liều lượng đơn vị Insulin khi đường máu chưa đạt được mục tiêu điều trị. Thường sau 2-3 ngày chỉnh liều 1 lần.
Cách 2: 4 mũi tiêm /ngày trong đó 3 mũi nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi bán chậm hoặc chậm lúc đi ngủ, là cách tiêm Insulin tương đối gần với tiết Insulin bình thường, đường máu thường được ổn định tốt hơn và dễ điều chỉnh hơn, thích hợp với người trẻ tuổi, có hiểu biết tốt và có điều kiện tự theo dõi.
Phân bố liều gợi ý có thể như sau: Mỗi mũi tiêm Insulin nhanh chiếm 20% tổng liều; Insulin bán chậm hoặc chậm chiếm 40% tổng liều. Ví dụ cho người 50 kg cần 24 đơn vị/ngày: sáng 6 đơn vị Insulin nhanh; trưa 4 đơn vị Insulin nhanh; chiều 4 đơn vị Insulin nhanh; tối 10 đơn vị insulin bán chậm hoặc chậm. Điều chỉnh liều tăng hoặc giảm 10 – 20% tổng liều sau 2 – 3 ngày.
Cách 3: 2 mũi tiêm/ngày vào trước bữa ăn sáng và tối: sử dụng loại Insulin tác dụng bán chậm, đường máu sau ăn sáng tối thường tăng nhiều do nồng độ Insulin bán chậm hấp thu chậm không gặp gỡ với tình trạng tăng đường máu sau ăn. Để sửa chữa nhược điểm này có thể trộn thêm vào loại Insulin tác dụng nhanh.
Phân bố liều 2/3 vào buổi sáng; 1/3 vào buổi chiều. Ví dụ: cho người 50kg, liều dùng ban đầu 24 đơn vị/ngày: 16 đơn vị trước ăn sáng; 8 đơn vị trước ăn chiều. Tăng giảm liều 10 – 20% sau 2 – 3 ngày.
Cách 4: 1 mũi tiêm/ngày: dùng loại Insulin chậm. Thường dùng cho bệnh nhân tuýp 2 vẫn duy trì thuốc uống hạ đường huyết nay tiêm thêm một lượng nhỏ Insulin khi đi ngủ.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Insulin
Theo các trang Tin tức Y Dược hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu khá thấp. Nếu bạn đang dùng Insulin, hàm lượng đường trong máu bạn có thể xuống mức khá thấp nếu bạn tập luyện quá mức hoặc ăn không đủ hoặc ăn uống không đều đặn hoặc bạn sử dụng quá nhiều Insulin. Phần lớn những người sử dụng Insulin đôi khi có phản ứng với Insulin. Dấu hiệu của phản ứng với Insulin và hạ đường huyết bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Mất khả năng phối hợp cơ;
- Co giật;
- Đột nhiên cảm thấy như bạn đang đi ra ngoài;
- Mất nhận thức;
- Ngáp thường xuyên;
- Không thể nói hoặc suy nghĩ rõ rang;
- Ra mồ hôi nhiều;
- Trở nên nhợt nhạt, xanh xám;
- Động kinh;
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn