53728 lượt xem

Tìm hiểu về thuốc chống viêm phổ biến Betamethasone

Betamethasone là một trong những thuốc chống viêm có tác dụng mạnh và rất nhiều người tự ý mua về sử dụng khi chưa có chỉ định của Bác sĩ gây những hậu quả khôn lường.

Tìm hiểu về thuốc chống viêm phổ biến Betamethasone

Tìm hiểu về thuốc chống viêm phổ biến Betamethasone

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc betamethasone là gì?

Betamethason là thuốc gì? Đây là một thuốc thuộc nhóm corticosteroid tổng hợp, tiền thân của nhóm thuốc này chính là thuốc nội tiết – hormone glucocorticoid – hormone của tuyến thượng thận, nên Betamethason có đầy đủ những tác dụng của nhóm thuốc corticosteroid rất mạnh. Betamethason có tác dụng chính là chống viêm, chống thấp khớp, chống dị ứng.

Betamethason được dùng để điều trị các bệnh như viêm khớp, máu / hormone / rối loạn hệ miễn dịch, phản ứng dị ứng ở da và mắt, khó thở và các loại ung thư nhất định,… Trong thực tế, Betamethason thường bị lạm dụng điều trị các bệnh về khớp, dị ứng và bôi ngoài da. Bệnh nhân thường tự ý mua Betamethason, mách nhau dùng hoặc dùng theo đơn thuốc cũ.

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, nếu sử dụng đúng Betamethason có tác dụng tốt. Nhưng nếu dùng sai hoặc sử dụng lạm dụng thuốc tân dược này thì tai biến khôn lường, vì các tác dụng phụ không mong muốn của Betamethason còn lớn hơn rất nhiều so với tác dụng điều trị mà Betamethason mang lại cho người bệnh.

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc betamethasone là gì?

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc betamethasone là gì?

Một số tác dụng phụ phổ biến mà Betamethason mang đến cho người bệnh có thể kể đến như: rối loạn về nước và điện giải (giữ nước, mất kali), cơ xương (yếu cơ, loãng xương), tiêu hóa (loét, thủng đường tiêu hóa), da (teo da), thần kinh (tăng áp lực nội sọ lành tính), nội tiết (đái tháo đường), mắt (glôcôm, đục thể thủy tinh), chuyển hóa và tâm thần… Chính vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tâm thần, loét dạ dày và hành tá tràng, nhiễm khuẩn và nhiễm virut, nhiễm nấm toàn thân, người bệnh quá mẫn với betamethason hoặc với các corticoid khác hoặc với bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm… đều tuyệt đối không được dùng Betamethason. Nếu sử dụng cần tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng Betamethason đối với người lớn và trẻ em

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc với các liều dùng sau.

Liều dùng Betamethasone cho người lớn là gì?

  • Liều thông thường cho người lớn bị bị rối loạn da liễu

Acetate với phosphate: 0,2 ml mỗi lần tiêm.

Liều dùng tối đa: 1 ml/tuần.

  • Liều thông thường cho người lớn bị viêm bao hoạt dịch

Acetate với phosphate: được đưa ra tại các khoảng thời gian 3-7 ngày:

Heloma durum hoặc heloma molle: 0,25-0,5 mL

Calcaneal spur: 0,5 mL

Rigidus hallux hoặc digiti varus quinti: 0,5 mL

  • Liều thông thường cho người lớn bị gút Arthritis

Acetate với phosphate: 0,5-1 mL ở chân bị ảnh hưởng từ 3-7 ngày

  • Liều dùng Betamethasone thông thường cho người lớn bị viêm xương khớp

Acetate với phosphate:

Khớp rất lớn: 1-2 mL;

Khớp lớn: 1 mL;

Khớp trung bình: 0,5 đến 1 mL;

Khớp nhỏ: 0,25-0,5 mL.

  • Liều thông thường cho người lớn để chống viêm

Dạng viên nén và sirô: 0,6-7,2 mg/ngày uống.

Betamethasone Sodium phosphate: tiêm tĩnh mạch lên đến 9 mg/ngày.

Liều dùng Betamethasone cho trẻ em là gì?

Acetate với phosphate: Tiêm 0,6-9 mg/ngày chia mỗi 12-24 giờ (Không tiêm qua đường tĩnh mạch). Liều thông thường cho bệnh nhi để chống viêm

Tiêm bắp: 0,175-0,125 cơ sở mg/kg/ngày chia mỗi 6-12 giờ.

Đường uống: 0,175-0,25 mg/kg/ngày chia mỗi 6-8 giờ.

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Betamethasone theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Betamethason

Betamethason là một thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh nhưng cũng có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là khi phải dùng liều cao và/hoặc kéo dài, vì thế Betamethasone chỉ dùng khi được Bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Người bệnh không được tự ý mua sử dụng mà không có đơn của bác sĩ, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà thuốc mang đến khi sử dụng.

Tuy nhiên, khi được bác sĩ kê đơn sử dụng, bệnh nhân cũng cần lưu ý sao cho dùng thuốc được an toàn. Ví dụ như khi phải dùng kéo dài cần bổ sung thêm kali, tăng khẩu phần ăn Protein, giảm lượng Natri (muối) ăn hàng ngày để giảm hiện tượng giữ nước ở thận. Nên dùng Betamethasone tôi dạng uống kèm với thức ăn để hạn chế được chứng khó tiêu hoặc kích ứng đường tiêu hóa có thể xảy ra; dùng thêm canxi và vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do Betamethason tôi gây nên trong quá trình điều trị và không được băng kín khi bôi thuốc vì sẽ gây hấp thu toàn thân gây hại).

Betamethasone có những hàm lượng nào?

Thuốc betamethasone 0.25mg

Với hàm lượng nhỏ như 0.25mg thuốc này được kết hợp với các hợp chất khác như:

– Betalestin( Betamethasone 0.25 mg, Chlorpheniramine maleate 2 mg ),
– Celestamine (Betamethasone 0.25 mg, dexchlorpheniramine maleate 2 mg),
– BETAPHENIN (Dexchlorpheniramine Maleat 2mg Betamethasone 0.25mg)
– Betalestin 0.25mg (Betamethasone ,Chlorpheniramine)
– Cedetamin (Betamethasone 0.25mg + Dex 2mg)
– Sebemin hoặc Youngilbetalomin, drug medicine Almetamin (Betamethasone: 0.25mg; Dexchlorpheniramine maleate: 2mg)

Thuốc Betamethasone 0.5mg

– Viên nén Betamethasone 0.5mg
– Mekocetin 0.5 mg
– Daivobet
– KEM XAMIOL 15G (Calcipotriol 50 mcg, betamethasone dipropionate 0.5 mg)
– Dexlacyl Betamethasone 0.5mg

Dạng bôi ngoài da: Thuốc Betamethasone Cream, Betamethasone Gel

(Betamethasone Valerate Cream, Betamethasone Dipropionate Cream, Axcel betamethasone cream)

Chỉ định thuốc bôi Betamethasone valerate

Điều trị eczema bao gồm: eczema dị ứng, eczema trẻ em, eczema dạng đĩa, bệnh ngứa, tổ đỉa, viêm bì thần kinh gồm cả phức bộ liken hóa; liken phẳng; viêm da, hăm, các phản ứng quá mẫn do tiếp xúc, lupus ban đỏ dạng đĩa và ban đỏ toàn thân, côn trùng đốt, bệnh viêm tai ngoài.

Chống chỉ định của Betamethasone Cream

Chứng mũi đỏ, trứng cá và viêm da quanh miệng. Các tổn thương ở ngoài da do bị nhiễm các loại virus (herpes simplex, thủy đậu), nấm (Candida, lang ben) hoặc do vi khẩn (chốc lở).

Liều dùng  Betamethasone Cream

Bôi 1 lượng nhỏ thuốc (Betamethasone Valerate Cream hoặc Betamethasone Dipropionate Cream hoặc Axcel betamethasone cream) lên vùng da bị bệnh 2-3 lần/ngày cho tới khi tình trạng da được cải thiện. Sau đó người bệnh có thể duy trì với cách dùng 1 lần /ngày hoặc ít hơn. Không bôi thuốc ngoài da quá 2 tuần, nếu quá 2 tuần không thấy tiến triển tốt hơn. Vui lòng liên hệ bác sĩ, Dược sĩ để được tư vấn.

Tác dụng phụ Betamethasone Cream

Dùng thuốc bôi ngoài da trong thời gian dài thường kèm theo một số tác dụng phụ nhưMỏng da, tím da hoặc làm giãn các mạch máu ở bề mặt của da vùng bôi thuốc Betamethasone Cream, thường dung nạp tốt nhưng nếu xảy ra quá mẫn thì cần ngừng dùng thuốc ngay.

Ngoài ra còn các hàng lượng và dạng bào chế khác như: betamethasone 4mg, betamethasone gel 30g, Betamethasone sodium phosphate 0,1% eye/ear drops,…

Hy vọng với những thông tin mà Siêu thị thuốc Việt cung cấp, bạn đã có thêm thông tin về cách sử dụng Betamethasone sao cho hiệu quả và an toàn.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: