Hiện tượng tinh hoàn ẩn là bất thường bẩm sinh của hệ sinh dục ở trẻ trai, nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây mất chức năng của tinh hoàn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Tinh hoàn ẩn ở trẻ là gì?
Theo tin y dược cập nhật, tình trạng ẩn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tượng tinh hoàn không di chuyển được từ bụng xuống bìu mà nằm trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn khi có sự rối loạn của một yếu tố nào đó.
Ẩn tinh hoàn chiếm 3 – 5% ở trẻ sơ sinh đủ tháng, 20% ở trẻ đẻ non. Nhiều tinh hoàn không xuống bìu sau sinh có thể tự hạ xuống bìu trong 3 tháng đầu, vì vậy tỉ lệ ẩn tinh hoàn sau 3 tháng còn khoảng 1 – 2%.
Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
Những nguy cơ của ẩn tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:
- Giảm khả năng sinh sản: ở người, bìu là nơi có nhiệt độ thấp hơn (33°C) so với nhiệt độ cơ thể (37°C) giúp cho tinh hoàn sản xuất tinh trùng tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng sinh sản suy giảm đáng kể ở người bị ẩn tinh hoàn.
- Ung thư hóa khi trưởng thành: nguy cơ ung thư hoá ở những bệnh nhân ẩn tinh hoàn tăng từ 5-10 lần so với người bình thường, nguy cơ này phụ thuộc vào vị trí tinh hoàn (tinh hoàn nằm càng cao thì nguy cơ ung thư hoá càng cao) và tuổi bệnh nhân.
- Xoắn tinh hoàn: biến chứng này tăng khoảng 10 lần so với xoắn tinh hoàn ở vị trí bình thường do tinh hoàn không được cố định ở bìu. Biến chứng của xoắn là hoại tử tinh hoàn làm mất chức năng và lâu dần dẫn đến teo tinh hoàn.
- Chấn thương: nếu tinh hoàn nằm ở bẹn, có thể sẽ bị tổn thương bởi những va chạm vào vùng xương mu.
Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
Dấu hiệu trẻ bị ẩn tinh hoàn
Một số triệu chứng tinh hoàn ẩn ở bé trai thường thấy như sau:
- Trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên.
- Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển.
Khi kiểm tra bằng siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng có thể xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn. Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn…
Nghiệm pháp HCG: là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.
Bên cạnh đó trẻ còn có thể làm xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, prolactin, estradiol và testosterone để chẩn đoán tinh hoàn ẩn.
Khi nào điều trị ẩn tinh hoàn?
Tinh hoàn có thể tự xuống bìu trong những tháng đầu sau sinh, thường trong 3 tháng đâu, sau đó tỉ lệ này giảm dần và còn rất thấp.
Thời điểm phẫu thuật: thường là 6 tháng, chậm nhất là 18 tháng, thời điểm này sẽ tối ưu hoá vấn đề sản xuất tinh trùng, hormone sinh dục, cũng như tỉ lệ hoá ác về sau.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
Trong 24 giờ sau phẫu thuật, bé có thể vẫn còn chịu một số tác dụng của thuốc gây mê, nhưng đa số các bé sẽ trở lại bình thường sau hơn một ngày. Để giúp bé chóng lành, hạn chế tối đa các biến chứng, bố mẹ cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc bé sau phẫu thuật như:
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
- Dùng khăn thấm nước lau nhẹ nhàng cơ thể bé. Cho bé mặc đồ thoải mái, đáy quần không bó quá chật
- Không để con cưỡi hoặc ngồi lên đồ chơi, vật cứng trong vòng vài tuần. Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé trở lại với những trò chơi thông thường.
- Không kiêng khem quá mức, cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, mau hồi phục. Cho bé uống nhiều nước
- Dùng tã lót nếu cần thiết, nhưng bố mẹ nên lưu ý phải thay tã lót cho con thường xuyên. Tái khám theo lịch hẹn.
Nguồn: https://sieuthithuocviet.edu.vn/