1861 lượt xem

Tổng quan nhóm thuốc sát khuẩn tẩy trùng trong đời sống con người

Sử dụng cồn để sát trùng ngoài da

Nhóm thuốc sát khuẩn tẩy trùng có công dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi sinh vật trên bề mặt mô sống nhưng không gây tổn hại cho chúng.

Thuốc sát khuẩn tẩy trùng giúp tiệu diệt ức chế các vi khuẩn
Thuốc sát khuẩn tẩy trùng giúp tiệu diệt ức chế các vi khuẩn

Các chế phẩm nhóm thuốc sát khuẩn tẩy trùng phổ biến như: Glutaral, Cloroxylenol, Hợp chất giải phóng clor, Povidon – Iod, Cồn Iod, Nước oxy già, Cồn 70 độ, Clorhexidin.

Vai trò của thuốc sát khuẩn tẩy trùng

Thuốc sát khuẩn tẩy trùng là các nhóm hóa chất mạnh với tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên các chế phẩm thuốc sát khuẩn có thể gây hại cho mô cơ thể con người nên chúng được sử dụng để tẩy uế, làm sạch, tẩy trùng các thiết bị  y tế để phòng tránh nhiễm khuẩn. Các dung dịch loãng hơn của vài chất khử trùng sẽ được sử dụng để làm thuốc sát khuẩn.

Theo các nhà thuốc Tân Dược cho biết các chế phẩm thuốc sát khuẩn tẩy trùng như iod và dẫn xuất (povidon-iod): Chúng có công dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, vi rút, protozoa, các nang, các bào tử và giảm đáng kể nhiễm khuẩn các vết mổ. Đồng thời dung dịch povidon-iod giải phóng iod khi tiếp xúc với da.

Trong đó, Clorhexidin có phổ diệt khuẩn và kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm dù thuốc kém tác dụng hơn trên Pseudomonas và Proteus. Clorhexidin tương kỵ với xà phòng cùng các chất khác như clorid, bicarbonat, phosphat sẽ tạo thành muối ít tan, kết tủa. Nhân viên y tế sử dụng cồn để diệt khuẩn, dùng bôi trên da nơi tiêm, nơi chọc chích tĩnh mạch hoặc phẫu thuật.

Các phương pháp kháng khuẩn như: Phương pháp vật lý và hóa học. Trong đó khử khuẩn bằng phương pháp vật lý như đun sôi, lọc, chiếu tia tử ngoại, còn phương pháp hóa học bao gồm: hòa tan các hợp chất giải phóng clor như dung dịch natri hypoclorit, bột hay viên natri dicloroisocyanurat, bột cloramin T.

Trong các nhóm thuốc sát khuẩn tẩy trùng Clor là chất độc, nguy hiểm, dung dịch đậm đặc có tính ăn mòn rất mạnh. Chúng có thể gây bỏng và tổn thương cho mắt nếu dây vào. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi sử dụng các dung dịch đậm đặc, hoặc bột hợp chất giải phóng clor.

Các hợp chất phenol clor hoá, như cloroxylenol có công dụng trên nhiều vi khuẩn Gram dương, ít tác dụng trên Staphylococci và vi khuẩn Gram âm,

Glutaral là chất sát khuẩn tẩy trùng mạnh mẽ có công dụng trên cả các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Chúng có thể tiêu diệt các trực khuẩn lao, nấm (như Candida albicans), virus (như HIV và virus gây viêm gan B).

Dung dịch nước 2% (pH 8) sử dụng để tiệt khuẩn các dụng cụ và thiết bị không tiệt trùng được bằng nhiệt độ cao.

Các nhóm thuốc sát khuẩn tẩy trùng trong đời sống con người

Sử dụng cồn để sát trùng ngoài da
Sử dụng cồn để sát trùng ngoài da

Chlorhexidine: Dược phẩm này được sử dụng cho miệng phối hợpvới tetracain, lidocain dưới dạng viên ngậm, dung dịch súc miệng, khí dung vào miệng. Dung dịch Chlorhexidine có hàm lượng clorhexidin digluconat 2%, 4%, 5%. Hoặc được bào chế dạng kem, gel dùng ngoài da có 1% clorhexidin gluconat. Thuốc được sử dụng để sát khuẩn, khử trùng dụng cụ.

Chống chỉ định: Các trường hợp mẫn cảm với thuốc; không dùng clorhexidin vào não, màng não, các mô dễ nhạy cảm và tai giữa, mắt.

Chloroxylenol: được bào chế dưới dạng dung dịch đậm đặc có cloroxylenol 5%.

Được chỉ định: Sát khuẩn, khử khuẩn dụng cụ và bề mặt. Thuốc có nồng độ cao nên sau khi pha thuốc xong cần phải sử dụng ngay. Chúng được pha loãng với nước  vô khuẩn theo tỷ lệ 1 : 20 để rửa  ưvết thương. Hoặc Sử dụng dung dịch 5% pha loãng với cồn 700 theo tỷ lệ 1 : 20 để tẩy trùng các dụng cụ.

Cồn 70 độ: Cồn này còn có tên gọi là Ethanol 70, được bào chế dưới dạng dung dịch có 70% cồn.

Cồn được chỉ định sử dụng sát khuẩn da trước khi tiêm, trước khi chọc, chích tĩnh mạch hay phẫu thuật. Nên thận trọng khi sử dụng cho các vết thương hở, vết bỏng,

Cồn Lod: Còn có tên quốc tế Spiritus iodi concentratusn dưới dạng dung dịch iod 5% .

Thuốc được chỉ định sát khuẩn các vết thương và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật, chống lại một số nấm da.

Chống chỉ định: Không sủ dụng cho người bệnh mẫn cảm với iod; không được bôi trực tiếp trên niêm mạc; trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh. Không sử dụng trên diện rộng để tránh các tổn thương sâu, tránh dây vào mắt.

Glutaral: Được bào chế dưới dạng dung dịch với hàm lượng dịch glutaral 2% (pH 8). Được chỉ định sử dụng để khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ, bề mặt.

Khi sử dụng Glutaral để sát khuẩn tẩy trung cho dụng cụ nên ngâm dụng cụ vào dung dịch glutaral 2% trong 10 – 20 phút (không pha loãng thuốc). Tiếp đó rửa bằng nước vô khuẩn hoặc cồn. Đối với các dụng cụ đặc biệt như soi phế quản có thể ngâm tới 2 giờ rồi rửa sạch bằng nước vô khuẩn hoặc cồn.

Tiệt khuẩn dụng cụ: Ngâm dụng cụ trong dung dịch glutaral 2% (không pha loãng) tới 10 giờ, sau đó tráng bằng nước vô khuẩn hoặc cồn.

Hợp chất giải phóng Clor: còn có tên gọi Chlorine releasing compounds. Thuốc được bào chế ở dạng bột để pha dung dịch chứa 1 g clor/lít (dung dịch 0,1%). Được sử dụng để khử khuẩn các dụng cụ nước, bề mặt.

Tránh để gần lửa, tác dụng của thuốc sẽ giảm khi có mặt các chất hữu cơ hoặc tăng pH (có thể gây giải phóng khí clor độc).

Nước oxy già: Có tên quốc tế là Hydrogen peroxide.

Thuốc được bào chế dạng dung dịch với hàm lượng 1,5%, 3%, 6% hydrogen peroxid. Được chỉ định sử dụng để  súc miệng, rửa vết thương.

Tuy nhiên nên tránh  không được dùng nước oxy già dưới áp lực để rửa các vết thương sâu có rách nát vì có thể tạo hơi ở dưới da. Nên tránh không súc miệng, rửa miệng, rửa vết thương trong thời gian dài. Không dùng cho những vết thương đang lành.

Povidone-iodine: Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch 8,5% dùng pha thuốc súc miệng. Bình khí dung phun xịt chứa bột 2,5%, lọ 250 ml thuốc súc miệng 1%, dung dịch dùng ngoài 7,5%; 10%,  nước gội đầu 4%, dung dịch rửa âm đạo 10%, gel bôi âm đạo 10%(kl/kl), viên đặt âm đạo 200 mg.

Thuốc được chỉ định để sát khuẩn vết thương, da, niêm mạc; lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.

Chống chỉ định: đối với các trường hợp mẫn cảm với thuốc, không dùng thường xuyên hoặc kéo dài ở bệnh nhân bướu giáp nhân coloid; bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto; không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, thủng màng nhĩ, không bôi trực tiếp lên màng não, khoang bị tổn thương nặng; trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (đặc biệt trẻ sơ sinh).

Nhóm thuốc sát khuẩn tẩy trùng không được tự ý để sử dụng mà cần có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: