Nhóm thuốc thu liễm, cố sáp là nhóm thuốc có tác dụng cầm mồ hôi, cầm ỉa chảy,…đa số những vị thuốc trong nhóm thuốc này thường có vị chua và chát.
Liên nhục là một trong những vị thuốc Đông Y thuộc nhóm thu liễm, cố sáp
Tổng quan về nhóm thuốc thu liễm, cố sáp
Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dựa vào tác dụng của thuốc cổ sáp, người ta chia thuốc cổ sáp ra làm các loại sau:
- Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)
- Thuốc cầm di tinh, dị niệu (thuốc cố tinh sáp niệu)
- Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)
- Ngoài ra còn có thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết).
Để sử dụng thuốc cổ sáp đạt hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền cũng như chú ý một số điểm sau đây:
- Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dung phải phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản).
- Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí; mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm.
- Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận.
- Bệnh nhân bị ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ.
- Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.
Ngũ vị tử là vị thuốc đông y có tác dụng cầm mồ hôi
Đặc điểm của nhóm thuốc thu liễm, cố sáp
Tuyệt đối không sử dụng những vị thuốc Đông Y trong nhóm thuốc cổ sáp cho , những bệnh nhân mắc chứng mồ hôi ra nhiều do chứng nhiệt, ỉa chảy do thấp nhiệt khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt. Mỗi nhóm trong nhóm thuốc thu liễm, cố sáp lại có những vị thuốc nhất định, cụ thể dưới đây:
Đối với nhóm thuốc có tác dụng cầm mồ hôi: Nhóm này được sử dụng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý; đó là các trường hợp đạo hãn (mồ hôi trộn), tự hãn (mồ hôi chảy ròng ròng). Nguyên nhân do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong; vì vậy khi dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, bổ khí và bổ âm.
Chú ý nếu ra mồ hôi nhiều quá, không ngừng kèm theo triệu chứng chân tay lạnh, hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như phụ tử, quế nhục, nhân sâm…Một số vị thuốc trong nhóm thuốc này bao gồm:
- Ngũ vị tử: Trong quá trình sử dụng ngũ vị tử bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây: Bệnh nhân sử dụng do phế hư thì dùng sống, khi dùng để bổ thì tẩm với mật ong rồi chưng chin mới nên dùng. Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, trung khu hô hấp, có thể súc tiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nâng cao thị giác, thính giác và tang tính mẫn cảm của cơ qua thụ cảm. ngoài ra, có tác dụng hưng phấn với tử cung.
Các vị thuốc này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y quý
Đối với thuốc cầm tinh di niệu: Thuốc cố tinh sáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trường hợp di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương hoặc chức năng sinh dục yếu kém, do thận hư không tang tinh. Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần, lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang. Thuốc cố tinh dư niệu thường được sử dụng trong những phụ nữ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung, nhâm yếu (can thận). Một số vị thuốc trong nhóm này bao gồm:
- Kim anh tử liều dùng hàng ngày là 6-12 g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán. Những bệnh nhân bị thấp nhiệt, , tiểu tiện bí không nên dùng
- Đối với tang phiêu tiêu: liều dùng: 6-12 g/ngày sao vàng, tang phiêu tiêu không nên sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng âm hư hỏa vượng, thấp nhiệt bàng quang, tiểu tiện ngắn đỏ.
- Ngoài ra còn một số vị thuốc đông y khác như: Khiêm thực, Liên nhục, Sơn thù du,…
Nhóm thuốc cầm ỉa chảy: Những vị thuốc trong nhóm thuốc này thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hóa, hấp thu giảm sút hoặc bị ngộ độc thức ăn… dẫn đến tiêu chảy. Do ỉa chảy lâu ngày, tỳ dương hạ hãm, tay chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng. Thuốc cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị. Một số vị thuốc đông y trong nhóm này bao gồm: Ô mai, bột ngũ tử, kha tử,,…
Ngọc Mai – sieuthithuocviet.edu.vn