Trật khớp vai xảy ra khi trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai. Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì vậy bạn rất dễ bị trật khớp.
Trật khớp vai: Chấn thương không thể xem thường
Tại sao con người dễ bị trật khớp vai?
Theo nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy của mình, giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao quanh khớp và sụn viền bị rách.
Bên cạnh đó, khớp vai là bộ phận phải thực hiện nhiều động tác cho toàn bộ hoạt động của chi trên nên rất dễ gặp chấn thương. Những người trẻ ở độ tuổi từ 20 – 40 thường xuyên vận động nhiều nên nguy cơ bị trật khớp vai rất cao. Khi khớp vai đã bị trật thì việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời. Nếu không chữa trị tận gốc và đúng cách, người bệnh phải đối mặt với cơn đau dai dẳng, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Những dấu hiệu thường thấy của bệnh trật khớp vai
Nhiều trường hợp trong thực tế đã cho thấy những dấu hiệu phổ biến khi vai bị trật khớp bao gồm:
- Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau làm giảm biên độ vận động khớp vai hoặc mất hoàn toàn dẫn đến tình trạng không cử động được.
- Cánh tay dạng 30 – 40 độ xoay ra ngoài.
- Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt, cơn đau trở nên dữ dội.
- Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rõ vai bị trật gây biến dạng khác hoàn toàn so với vai lành.
Ngoài ra, nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược còn cho biết, khi bị trật khớp vai người bệnh có thể cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở gần vùng chấn thương, chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay. Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt và làm tăng cường độ đau tăng lên.
Điều gì cần thiết và không nên làm khi bị trật khớp vai?
Đã có nhiều trường hợp trong thức tế bị trật khớp vai tìm đến thầy lang hoặc tự dùng các loại lá thuốc để xoa bóp tại nhà. Do không đủ trình độ chuyên môn nên người bệnh thực hiện không đúng cách dẫn đến tình trạng nắn khớp sai kỹ thuật, bất động không đủ thời gian khiến tình trạng trật khớp trở lên nghiêm trong.
Điều gì cần thiết và không nên làm khi bị trật khớp vai?
Từ những kinh nghiệm thực tế của mình, các Dược sĩ tại siêu thị thuốc việt đưa ra lời khuyên, khi bị trật khớp vai người bệnh cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được nắn trật đúng kỹ thuật, bất động bằng đai quấn quanh vai trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến việc tập luyện để phục hồi chức năng và lấy lại tầm vận động của khớp, sức mạnh của cơ bắp để sớm có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Những thói quen tốt giúp bạn hạn chế tình trạng trật khớp vai
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm hoạt động vai: Bạn không nên lặp lại những hành động gây trật khớp và cố gắng tránh cử động gây đau đớn. Hạn chế nâng vật nặng hoặc đưa tay lên quá đầu cho đến khi vai cải thiện.
- Chườm lạnh trước, chườm nóng sau: Chườm đá trên vai là biện pháp được nhiều người lựa chọn sau khi bị trật khớp vai vì có tác dụng giam đau nhanh chóng.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc tân Dược như aspirin, ibuprofen, naproxen sodium hoặc acetaminophen theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau.
- Duy trì độ linh hoạt của khớp: Sau một thời gian ngắn hạn chế vận động, bạn hãy thực hiện những bài tập nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để giúp duy trì phạm vi chuyển động của vai.
Những thói quen tốt giúp bạn hạn chế tình trạng trật khớp vai
Ngoài ra, vai bất động trong một thời gian dài có thể dẫn đến cứng khớp, khiến vai rất khó di chuyển. Một khi lành vết thương và hoạt động vai bình thường, bạn cần tiếp tục tập thể dục nhẹ hằng ngày như vươn vai hoặc xoay nhẹ vai giúp tăng cường độ dẻo dai và ngăn ngừa trật khớp vai tái phát.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn