Tim bẩm sinh là những khuyết tật ở tim hoặc các mạch máu lớn được hình thành từ thời kỳ phôi thai. Vậy triệu chứng nhận biết tim bẩm sinh như thế nào?
Triệu chứng nhận biết tim bẩm sinh
Nhìn chung dựa vào đặc điểm rối loạn huyết động gặp phải mà chia ra thành 3 nhóm là: Tim bẩm sinh có luồng máu thông giữa 2 vòng tuần hoàn, tim bẩm sinh có luồng máu thông từ phải sang trái và tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ trái sang phải.
Tim bẩm sinh không có luồng máu thông giữa 2 vòng tuần hoàn
Là những dị dạng bất thường ở mạch máu như: Hẹp động mạch phổi, hẹp động mạch chủ. Do không có sự thông giữa 2 vòng tuần hoàn nên máu không bị pha, lâm sàng gọi là tim bẩm sinh không tím.
Tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ trái sang phải (shunt trái – phải)
Là tim bẩm sinh tím muộn hoặc cũng có thể không tím. Các bệnh tim bẩm sinh thuộc nhóm này gồm: Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch.
Máu từ tim trái (động mạch chủ) sang buồng tim phải (động mạch phổi). Do đó máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu động mạch. Nên da và niêm mạc không bị tím.
Ở giai đoạn muộn, áp lực ở buồng tim phải lớn bên trái, luồng máu đổi chiều dẫn tới máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn gây tím da niêm mạc (tím muộn).
Trẻ có tim bẩm sinh loại này có các đặc điểm lâm sàng:
- Chậm phát triển về thể chất
- Hay ra nhiều mồ hôi.
- Khó thở khi gắng sức.
- Hay bị viêm phế quản, viêm phổi nhất là trong 3 năm đầu.
- Lồng ngực trái dô, nhìn thấy mỏm tim đập mạnh.
- Trẻ còn ống động mạch: HA tối đa tăng, tối thiểu giảm, mạch nảy mạnh.
- Tim có tiếng thối tâm thu, rung miu tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục.
- Tím xuất hiện khi phổi đã bị xơ hóa.
- XQ phổi có hiện tượng tăng áp lực phổi
- Điện tâm đồ dày 2 thất.
Tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ trái sang phải
Cô Lâm Nhung – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những trẻ bị tim bẩm sinh nhóm này thường gặp tình trạng viêm phế quản phổi kéo dài và tái phát nhiều lần. Suy tim thường gặp ở trẻ lớn, trẻ phải lao động động và đi lại nhiều, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (bệnh Osler) là biến chứng hay gặp. Hậu quả để lại là trẻ chậm lớn, dễ bị tử vong do các biến chứng nặng: Suy tim, viêm phổi nặng, viêm nội tâm mạc. Với các dị tật bẩm sinh dạng này, phẫu thuật sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ phải sang trái (Shunt phải – trái)
Là tim bẩm sinh tím sớm có 2 nhóm:
Shunt phải – trái, có máu lên phổi ít: Dị tật dạng này thường là dị tật phối hợp, luôn có hẹp động mạch phổi kết hợp với thông liên nhĩ hoặc thông liên thất để tạo lên tam chứng, tứ chứng, ngũ chứng Fallot.
+ Tam chứng Fallot: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, dày thất phải.
+ Tứ chứng Fallot: Hẹp động mạch phổi, thông liên thất cao, động mạch chủ lệch phải, dày thất phải
+ Ngũ chứng Fallot kết hợp cả 2 loại trên với các vấn đề như: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất cao, động mạch chủ lệch phải, dày thất phải.
Các dị tật này gây cản trở máu đi ra từ tâm thất phải lên phổi. Do đó làm máu lên phổi ít, máu ứ lại tâm thất phải làm áp lực buồng tâm thất phải tăng lên. Máu từ tâm thất phải sang tâm thất trái qua các lỗ thông liên thất, liên nhĩ rồi tống lên động mạch chủ, máu nuôi cơ thể là máu pha nên tím là dấu hiệu xảy ra sớm. Thông tin này cũng được đăng tải trên trang tin tức Y Dược mới nhất và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.
Các triệu chứng:
- Tím da và niêm mạc xuất hiện sớm và tăng dần theo tuổi.
- Có thể gặp những cơn tím rõ rệt kèm theo khó thở dữ dội.
- Dấu hiệu ngồi xổm: Gặp ở trẻ lớn đang đi khó thở, ngồi xuống để nghỉ.
- Trẻ chậm lớn lồng ngực trái dô, đầu ngón tay ngón chân có hình dùi trống, móng tay khum và tím.
- Có tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim hoặc KLS III trái phụ thuộc vào có lỗ thông liên thất hay liên nhĩ, sờ có thể có rung miu tâm thu.
- Có tiếng T2 mờ ở KLS II trái.
- XQ phổi sáng hơn bình thường.
- Điện tâm đồ: Dày thất phải, trục tim phải.
Tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ phải sang trái
Bệnh thường tiến triển nặng dần cùng các biến chứng: Tắc mạch máu não, mạc treo ruột, phổi, các chi…Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe não. Bệnh thường tử vong do biến chứng suy tim, áp xe não, loạn nhịp tim.
Phẫu thuật nhằm làm tăng lượng máu lên phổi sẽ cải thiện các triệu chứng trên.
Shunt phải – trái có máu lên phổi nhiều, gồm các dạng dị tật:
+ Chuyển gốc động mạch: Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất phải, động mạch phổi xuất phát từ tâm thất trái
+ Thân chung động mạch: Động mạch chủ và động mạch phổi kết hợp làm một sau đó mới phân ra thành các động mạch.
+ Tim 3 buồng.
Làm cho máu lên phổi nhiều, áp lực phổi tăng, máu nuôi cơ thể là máu tĩnh mạch trẻ tím sớm sau đẻ, viêm phổi kéo dài và tái phát nhiều lần, chậm lớn, tim có thể có thôi tâm thu, XQ phổi có hiện tượng ứ máu phổi, điện tâm đồ: Dày thất phải, trục tim phải.
Bệnh thường diễn biến nặng và tử vong sớm sau đẻ. Nếu có kèm các dị tật thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch thì bệnh nhân sống lâu hơn.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn