Thuốc Amoxicilin có bán tại nhiều nhà thuốc thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc Amoxicilin hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Thuốc Amoxicilin là gì
Theo các Dược sĩ tại Siêu thị thuốc Việt thuốc Amoxicilin được xếp vào nhóm thuốc biệt dược, được gọi tắt là amox, là thuốc kháng sinh cùng họ với penicilin, nó ngăn chặn và diệt các loại vi khuẩn gram dương như viêm họng, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi…
Amoxicilin có tác dụng diệt khuẩn, do thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn để ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzym tự hủy của thành tế bào vi khuẩn.
Amoxicilin cũng như các aminopenicilin khác, có hoạt tính in– vitro chống đa số cầu khuẩn ưa khí gram dương và gram âm (trừ các chủng tạo penicilinase), một số trực khuẩn ưa khí và kỵ khí gram dương và một số xoắn khuẩn. Thuốc cũng có hoạt tính in– vitro chống một vài trực khuẩn ưa khí và kỵ khí gram âm, thuốc có tác dụng chống Mycoplasma, Rickettsia, nấm và virus.
Amoxicillin có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang, thuốc uống: 250 mg, 500 mg.
- Viên nén phóng thích kéo dài, thuốc uống: 775 mg.
- Viên nén phóng thích tức thời, thuốc uống: 875 mg.
Công dụng của thuốc Amoxicillin
Thuốc Amoxicilin sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể khiến giảm hiệu quả của thuốc. Amoxicilin cũng được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị chứng loét dạ dày/đường ruột gây ra bởi vi khuẩn H. pylori và để ngăn ngừa lở loét tái phát.
Điều trị các bệnh về tim (như bệnh van tim), bạn cũng có thể dùng thuốc kháng sinh Amoxicilin này trước khi thực hiện quá trình điều trị y tế/nha khoa (chẳng hạn như làm răng / chữa nướu) để ngăn ngừa nhiễm trùng tim.
Tác dụng phụ của thuốc Amoxicilin
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa;
- Đau đầu;
- Ngứa âm đạo, tiết dịch;
- Lưỡi sưng, có màu đen, hoặc nổi “gai” lưỡi.
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Da tái hoặc vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sốt, rối loạn hay suy yếu;
- Sốt, sưng hạch, nổi mẩn, ngứa, đau khớp, hoặc cảm giác bị bệnh nói chung ;
- Ngứa ran, tê, đau, suy nhược cơ nặng;
- Có các mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên môi;
- Dị ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, đi kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vủng cơ thể phía trên), gây phồng rộp và bong tróc.
- Bầm tím, chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện đốm tím hoặc đỏ dưới da;
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cách sử dụng thuốc Amoxicilin
Thông thường thuốc Amoxicilin hay được sử dụng như sau:
- Người lớn: uống 1 – 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ em: uống 25 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ kê thuốc tân dược Amoxicilin theo đúng với liều lượng cần thiết. Trước khi sử dụng thuốc Amoxicilin cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin ở trên đều mang tính chất tham khảo.
Hoàng Dung: Sieuthithuocviet.edu.vn