116 lượt xem

Uống thuốc gì khi đau nhức cơ bắp?

Trong cuộc sống hàng ngày, một số người gặp phải chứng đau nhức cơ bắp với các mức độ và vị trí khác nhau. Vậy, khi gặp triệu chứng này có thể dùng thuốc gì để giảm bớt cơn đau nhức, khó chịu?

<center><em>Các trường hợp đau cơ bắp thường tự khỏi hoặc cải thiện sau một thời gian ngắn</em></center>
Các trường hợp đau cơ bắp thường tự khỏi hoặc cải thiện sau một thời gian ngắn

Đau nhức cơ bắp thường là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm đau cơ, căng cơ và co cơ. Nó có thể xuất hiện tại một hoặc nhiều điểm, do vận động quá mức, tổn thương cơ khi vận động, viêm cơ, hoặc các vấn đề về cơ. Việc sử dụng thuốc điều trị đau cơ bắp cần phải được cá nhân hóa và chỉ định bởi bác sĩ. Hầu hết các trường hợp đau cơ bắp thường tự khỏi hoặc cải thiện sau một thời gian ngắn điều trị bằng thuốc. Phương pháp điều trị thường bao gồm việc sử dụng thuốc uống hoặc thuốc dùng ngoài da.

1. Uống thuốc gì khi đau nhức cơ bắp?

Theo Dược sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Thuốc uống thường là các loại thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol (acetaminophen). Trong thời gian sử dụng loại thuốc này, nếu có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, cần thông báo cho bác sĩ để phòng tránh tương tác thuốc hoặc các tác dụng phụ.

Ngồi lâu thường dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp.

Khi sử dụng ibuprofen, cần cẩn trọng đặc biệt khi dùng cho trẻ em và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Cần tuân thủ liều lượng chỉ định và uống cách nhau mỗi 6-8 giờ (theo nhu cầu).

Khi sử dụng paracetamol, cần tuân thủ liều lượng khuyến nghị của nhà sản xuất trong hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nên dùng lại mỗi 4-6 giờ (nếu cần).

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc kết hợp ibuprofen và paracetamol với các tên thương hiệu khác nhau. Vì vậy, khi mua thuốc, cần đọc kỹ thành phần.

Ngoài ibuprofen và paracetamol, trong các trường hợp đau nhức nặng, có thể sử dụng một số loại thuốc khác như: diclofenac, naproxen (hai loại thuốc này thuộc nhóm chống viêm không steroid); thuốc chống viêm corticosteroid; thuốc giãn cơ như baclofen, cyclobenzaprine, carisoprodol, eperisone; thuốc chống trầm cảm như citalopram, fluoxetine, sertraline, amitriptyline…; thuốc chống co giật như gabapentin, carbamazepine, pregabalin.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều phù hợp với mọi trường hợp đau cơ bắp, do đó không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, các loại thuốc giảm đau này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, vì vậy người dùng không được tự ý sử dụng.

2. Thuốc dùng ngoài da

Thuốc dùng ngoài da thường được sử dụng để điều trị đau cơ bắp, bao gồm thuốc xoa và thuốc dán. Thuốc xoa thường chứa hoạt chất methyl salicylate hoặc kết hợp với các chất khác. Trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều tên thương hiệu và dạng dầu gió thông thường. Khi áp dụng lên da, thuốc thẩm thấu vào bên trong giúp giảm đau nhức cơ, nên xoa mỗi ngày 3 – 4 lần. Thuốc dán cũng bao gồm các loại chứa methyl salicylate kết hợp với manthol, camphor và capsaicin, được dán trực tiếp lên da tại vị trí cơ đau.

Nếu các loại thuốc thông thường như trên không giảm được đau nhức cơ bắp, cần điều trị tại bác sĩ để chẩn đoán và xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó có chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp.

Thuốc dùng ngoài da thường được sử dụng để điều trị đau cơ bắp, bao gồm thuốc xoa và thuốc dán. Thuốc xoa thường chứa hoạt chất methyl salicylate hoặc kết hợp với các chất khác. Trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều tên thương hiệu và dạng dầu gió thông thường. Khi áp dụng lên da, thuốc thẩm thấu vào bên trong giúp giảm đau nhức cơ, nên xoa mỗi ngày 3 – 4 lần. Thuốc dán cũng bao gồm các loại chứa methyl salicylate kết hợp với manthol, camphor và capsaicin, được dán trực tiếp lên da tại vị trí cơ đau.

Nếu các loại thuốc thông thường như trên không giảm được đau nhức cơ bắp, cần điều trị tại bác sĩ để chẩn đoán và xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó có chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp.

<center><em>Trị đau cơ bắp mà không sử dụng thuốc và các biện pháp phòng ngừa</em></center>
Trị đau cơ bắp mà không sử dụng thuốc và các biện pháp phòng ngừa

3. Trị đau cơ bắp mà không sử dụng thuốc và các biện pháp phòng ngừa

Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM  cập nhật: Đối với việc điều trị đau cơ bắp mà không sử dụng thuốc và các biện pháp phòng ngừa, có thể áp dụng các phương pháp như tập vận động, massage xoa bóp để thư giãn cơ, chườm đá lạnh… Bác sĩ thường khuyến khích kết hợp các biện pháp như nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, băng ép và nâng cao vị trí cơ bị đau. Ngâm mình trong bồn nước nóng khoảng 20 phút hoặc chườm ấm tại vùng cơ đau cũng có thể giúp giảm đau. Sử dụng ống lăn massage tại nhà trên vùng cơ đau cũng là một phương án. Châm cứu hoặc vật lý trị liệu cũng được xem là hiệu quả trong việc điều trị đau nhức cơ bắp.

Để phòng ngừa đau nhức cơ bắp, nên thực hiện các động tác co duỗi cơ trước và sau khi vận động. Trước khi bắt đầu tập thể dục, cần tiến hành làm nóng cơ thể. Luôn chú ý uống đủ nước, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng và khi vận động nhiều.

Ngoài các động tác tập thể dục nhẹ nhàng, cũng nên xem xét tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp. Trong trường hợp phải ngồi lâu, nên thỉnh thoảng đứng dậy và thư giãn cơ bắp. Đảm bảo có chế độ ăn uống cân đối và uống đủ nước sau khi tập thể dục, tránh vận động cơ bắp quá mức bình thường..

Nguồn: sieuthithuocviet


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: