Bạch mao căn là vị thuốc đa công dụng được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền chủ yếu để điều trị các chứng bệnh về hệ bài tiết và giúp lợi tiểu.
Bạch mao căn chính là phần rễ của cây cỏ tranh
Hiểu rõ về vị thuốc Đông y bạch mao căn
Bạch mao căn bản chất là rễ của cây cỏ tranh, trong Đông y gọi chúng với một vài tên gọi khác như: bạch mao căn, rễ cỏ tranh loại tươi gọi là sinh mao căn. Cây thuốc này mọc hoang khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta và được sử dụng làm thuốc đã khoảng 2000 năm. Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ của cây cỏ tranh. Vị thuốc Đông y bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, vị và tiểu trường. Tên khoa học là Imperaia cyỉindrica Beauv, thuộc họ Lúa Poaceae.
Theo từ điển thuốc Bắc chữa bệnh có ghi chép lại, bạch mao căn giúp thanh nhiệt ở huyết phận, lương huyết, chỉ huyết. Còn theo y học hiện đại chỉ ra, bạch mao căn có tác dụng làm đông máu nhanh, bột mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục calci của huyết tương. Ngoài ra thuốc sắc từ rễ bạch mao căn còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, mà cụ thể là khuẩn Flexner và Sonnei gây ra bệnh kiết lỵ ở người lớn và trẻ nhỏ. Để có được vị thuốc Đông y bạch mao căn thì cần phải đào lấy rễ dưới đất, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con ở ngoài và cần được phơi khô ráo, phòng chống mọt mốc.
Bạch mao căn đa phần được sắc lấy nước uống
Những bài thuốc có vị thuốc Đông y bạch mao căn
Trong nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết bạch mao căn là vị thuốc được sử dụng nhiều nhất để chữa các bệnh thiên về hệ bài tiết và lợi tiểu. Trong giới Đông y các bài thuốc có bạch mao căn đều rất lành tính, an toàn và đem đến hiệu quả cao sau một thời gian sử dụng. Một số bài thuốc chữa bệnh có vị thuốc bạch mao căn được lưu truyền đến ngày nay bao gồm.
Bài thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: Râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g sắc nước uống trong ngày. Tác dụng giúp thông tiểu, giải độc, rất tốt cho bệnh nhân mắc sỏi thận, người bí tiểu, đái rắt, ăn đồ ăn nóng. Đây cũng là bài thuốc nam tốt cho bệnh nhân sỏi thận.
Phổi nóng, hen suyễn, khó thở: lấy 50g bạch mao căn sắc với nước, uống lúc nóng sau ăn cơm.
Chữa nấc, ợ hơi ngược do bị nóng từ trong (nhiệt ách): Rễ cỏ tranh 12g, cát căn 12g, sắc uống hàng ngày đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm thì nên dừng lại.
Mát gan: với những người thường xuyên sử dụng bia rượu, đồ cay nóng lên lấy 150g mao căn, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc thái mỏng 150g, nêm gia vị vừa đủ. Đun tổ hợp dược liệu trên đến nhừ, ngày ăn một lần. Ăn liên tục trong khoảng từ 10-15 ngày.
Đái ra máu: Bạch mao căn 20g, khương thán (đốt dừng thành than) 12g, sắc thật kỹ với nước, trong quá trình uống có thẻ thêm chút mật ong vào để dễ uống hơn.
Mặc dù vị thuốc Đông y bạch mao căn rất tốt và lành tính nhưng tuyệt đối không nên dùng cho phụ nữ có thai và người hư hỏa. Trong quá trình điều trị bệnh tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc về tình trạng sức khỏe của mình trước khi sử dụng. Với những bài thuốc Đông y này để chữa khỏi được bệnh đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì áp dụng theo đúng quy tắc để trong quá trình điều trị mang tới kêt quả tốt hơn.
Nguyen An – sieuthithuocviet.edu.vn