759 lượt xem

Vị thuốc Câu đằng : Tác dụng, liều dùng và các tác dụng phụ

Từ lâu y học cổ truyền xem Câu đằng là vị thuốc quý chuyên dùng đối với các chứng bệnh rối loạn chức năng thần kinh. Để hiểu hơn về vị thuốc này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Câu đằng là thảo dược có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

Thông tin về vị thuốc Câu đằng

Cây Câu đằng là một loại cây thuộc dạng thân leo, ở kẽ lá có các gai nhỏ mọc cong xuống dưới hình như lưỡi câu. Cây thường phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Maylaysia. Ở nước ta hiện nay loại cây này phân bố tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng,…

Bộ phận thường được dùng làm dược liệu chính là phần thân nơi có các gai nhỏ mọc cong như lưỡi câu. Cây được thu hái và cắt thành các đoạn từ 2 đến 3 cm. Sau khi được phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu xám, bên trong có màu nâu sáng hoặc vàng.

Thành phần hóa học của vị thuốc Câu đằng theo dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM chính là Rhynchophyllin với tỷ lệ 28,9% và alkaloid với 0,041% cùng với isorhynchophuyllin, isocorynoxcin và corynoxcin.

Vị thuốc câu đằng có tính hàn vị ngọt, tác dụng chính là thanh nhiệt, giãn gân, động kinh, tay chân co quắp, miệng mắt co giật.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Câu đằng

Các y sĩ Y học cổ truyền thông tin một số bài thuốc chữa bệnh thông dụng từ vị thuốc Câu đằng như sau:

Chữa chóng mặt , đau dầu:

Thành phần gồm: câu đằng 15g, cam thảo 7,5g, phục thần 15g, thạch cao 30g, trần bì 15g, cúc hoa 15g, mạch môn 15g

Cách làm: Dùng các nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Sử dụng mỗi ngày khoảng 12h bột bằng cách pha trà và lọc bỏ bã để sử dụng.

Chữa phong nhiệt, co giật và trẻ bị co giật do sốt cao:

Thành phần gồm: câu đằng 12g, thiên ma 10g, mộc hương 3g, quảng tê giác bột 10g,cam thảo 3g, toàn yết 5g.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với nước để uống.

Chữa huyết áp cao

Thành phần gồm: câu đằng 12g, cúc hoa 9g, tàn diệp 9g, hạ khô thảo 9g.

Cách làm: Sắc thuốc trên lấy nước uống đối với 1 lượng như trên.

Chữa thần kinh mặt bị liệt

Thành phần gồm: Khoảng 60g câu đằng cùng với hà thủ ô tươi

Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu trên và sắc lấy nước uống.

Câu đằng sau khi được phơi khô

Chữa chứng khóc đêm ở trẻ

Thành phần gồm: câu đằng 3g, bạc hà 1g, thuyền thoái 3g.

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên và sau đó sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 lượng như trên và liên tục uống trong khoảng 2 đến 3 ngày.

Chữa co giật sốt cao, nghiến răng

Bài thứ nhất: Sử dụng câu đằng 10g , thiên ma 10g , bọ cạp 4g , cam thảo 3g , mộc hương 2g , sừng tê giác 2g. Dùng các nguyên liệu trên để sắc lấy nước uống.

Bài thứ hai: nguyên liệu gồm câu đằng 12g , kim ngân hoa 12g , địa long 10g , liên kiều 10g , bọ cạp 3g để tán bột hoặc sắc lấy nước để uống.

Bài thứ ba: Sử dụng câu đằng 10g , cúc hoa vàng , lá dâu tằm 9g , hoàng cầm 9g , tằm vôi 5g để sắc uống. Mỗi ngày dùng khoảng 1 thang.

Bài thứ tư: Chuẩn bị câu đằng 12g , răng lợn đốt cháy 12g , bọ cạp tẩm rượu sao giòn 12 , kinh giới 40g , thuyền thoái 8g ,  phèn phi 8g , sau đó đem đi phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Luyện hồ và vo viên bằng hạt đỗ xanh để uống. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mỗi lần uống khoảng 2 viên/lần.

Bài thứ năm:  Dùng khoảng câu đằng 10g , kim ngân hoa 9g , cúc vàng 6g , địa long 6g , bạc hà 3g để sắc với 200ml nước. Cho đến khi còn khoảng 200ml nước thì lấy ra để uống 1 lần/ngày.

Chữa bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

Bài thứ nhất: câu đằng 12g  và sa sâm 8g, hạ khô thảo 8g, mạch môn 8g, kỷ tử 8g, thạch hộc 8g, mẫu lệ 8g, địa cốt bì 6g , táo nhân 6g , cúc hoa 6g , trạch tả 6g đem sắc lấy nước uống.

Bài thứ hai: Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, thạch quyết minh 12g, hạ khô thảo 10g , đỗ trọng 9g , hoàng cầm 6g sắc lấy nước uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng Câu đằng

Mặc dù câu đằng là vị thuốc tốt cho sức khỏe con người tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng. Một số trường hợp sau không được sử dụng câu đằng: Người truyền máu, người có tiền sử bệnh hoặc bệnh huyết áp thấp, người đang sử dụng thuốc tây và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Người truyền máu.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Hoặc đang điều trị và sử dụng các loại tân dược.

Thông tin về vị thuốc Câu đằng và các bài thuốc trị bệnh chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải hỏi ý kiến các chuyên gia Y học cổ truyền, bác sĩ, lương y để được kê đơn chẩn đoán bệnh chính xác, tránh các tác dụng phụ của thuốc.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: