Địa du là vị thuốc đông y chuyên trị tất cả các loại bệnh thuộc huyết. Để hiểu hơn về tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khí sử dụng mời bạn tham khảo bài viết sau.
- Vị thuốc Đỗ Trọng: Bổ can thận, cường gân cốt
- Vị thuốc Câu đằng : Tác dụng, liều dùng và các tác dụng phụ
- Cây An Xoa – Vị thuốc quý đối với gan
Tìm hiểu về vị thuốc địa du
Thông tin về vị thuốc Địa du
Địa du là vị thuốc đông y còn có tên gọi khác là Tạc Táo, Toan giả, Ngọc xị, Đồn du hệ,… Đây là một loại cây thảo mọc dại ở vùng rừng núi, chiều cao khoảng 0.5-1m. Lá cây có cuống dài, hình bầu dục dài, đầu tù, mép lá có dạng răng cưa thưa. Cụm hoa mọc ở ngọn màu hồng tím. Cây được thu hái và mùa hè thu, sau đó rửa sạch và phơi khô để sử dụng.
Cây có vị ngọt, chua, đăng, không độc hơi hàn, vị hậu, khí bạc, thuộc âm dược. Theo dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thì thành phần chính của vị thuốc này là tannin, saponosit, flavon.
Vụ thuốc thường dùng để Hạ tiêu, bằng huyết ở đàn bà, hành kinh nhiều ngày không dứt, cam lỵ ở trẻ em,…
Bài thuốc từ vị thuốc Địa du
Theo các Y sĩ Y học cổ truyền thì vị thuốc Địa du thường sử dụng điều trị những bệnh cùng các bài thuốc sau:
Sưng đau ngón cái: Địa du phơi khô cho vào nồi sắc lấy nước đặc ngâm ngón tay chừng nửa ngày là khỏi.
Trẻ em bị bệnh chàm: Địa du phơi khô cho vào nồi sắc lấy nước rửa. Một ngày rửa 2 lần.
Nôn ra máu: 1 thăng dấm gạo, 3 lượng địa du cho vào nồi sắc bỏ bã, dùng nóng 1 chén trước khi ăn.
Rong kinh ở nữ giới trong thời gian dài không dứt, khiến gầy gò da vàng: dấm gạo 1 cân, 3 lượng địa du cho vào nồi nấu sôi, bỏ bả. Sử dụng lúc nóng trước khi ăn khoảng 1 chén.
Tiêu ra máu lâu năm không hết: Dùng 2 lượng địa du và thử vĩ thảo cùng 2 tháng nước . Cho vào nồi sắc lại còn 1 thăng uống lúc nóng.
Hoa của cây địa du có màu hồng tím
Trẻ em bị kiết lỵ ra máu: Theo bác sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dùng địa du sắc lấy nước cho đến khi đặc quánh như mạch nha thì có thể dùng.
Gầy ốm do kiết lỵ ra máu: Sử dụng Địa du 1 cân, 3 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi bỏ bã, lại sắc tiếp cô lại như kẹo Mạch nha, uống khi đói ngày 3 chén.
Đi cầu ra máu, ngứa không dứt: Sử dụng 5 chỉ Địa du và 1 lượng Thương truật cùng 2 chén nước sắc còn 1 chén uống lúc đói, ngày 1 lần.
Tiêu ra máu: Cam thảo 3 lượng, mỗi lần uống 5 chỉ với nước bỏ vào Súc sa-nhân 7 trái sắc còn nửa chén chia 2 lần uống .
Lở mặt, sưng nóng đỏ đau ở trẻ em: Địa du 8 lượng, 1 đấu nước sắc còn 5 thăng rửa lúc còn ấm .
Mọc nhọt ở bẹn, háng, không thu miệng được: Sử dụng 4 lượng địa du, thêm kim ngân hoa khoảng 1 lang, 3 cái vẩy lăng lý sao đất vàng cùng nước và rượu cho vào nồi sắc lại đặc thì uống nóng lúc đói. Có thể tiêu trong 4 lần dùng dù nặng. Trường hợp đã thành mủ thì cũng các vị thuốc trên nhưng bỏ vẩy lăng lý và thêm mộc qua, ngưu tất, cương tàm, hoàng bá.
Rong kinh: hạn liên thảo khoảng 1 lượng cùng Địa du đã đốt cháy còn 8 chỉ. Cho 2 vị thuốc này vào nồi sắc uống
Trị bỏng, lương huyết: trong trường hợp bị bỏng do nóng thì dùng địa du và hoàng bá cùng 1 lượng bằng nhau nấu thanh cao. Sử dụng bằng cách đắp vào nơi bỏng.
Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Địa du
Vị thuốc Địa du không nên sử dụng cho người ỉa chảy thuộc hàn, hư hàn, đới hạ thuộc hàn hoặc bằng huyết.
Những thông tin về vị thuốc Địa du cũng như các bài thuốc trị bệnh được thông tin ở bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên tự áp dụng và nên tham khảo ý kiến của các Lương Y, Bác sĩ Y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa trước khi sử dụng.