1291 lượt xem

Xử trí hạ đường huyết kéo dài như thế nào?

Xử trí hạ đường huyết kéo dài như thế nào?

Hạ đường huyết là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng và được phân thành 2 nhóm: hạ đường huyết thoáng qua và hạ đường huyết kéo dài.

 

Hạ đường huyết thường gặp ở trẻ sơ sinh

Hạ đường huyết thường gặp ở trẻ sơ sinh

Theo tin tức Y Dược, hạ đường huyết thoáng qua thường chỉ giới hạn ở tuổi sơ sinh nhưng hạ đường huyết kéo dài có thể tiếp tục tới tuổi nhủ nhi, trẻ lớn, cần truyền đường với tốc độ cao, sử dụng thuốc làm tăng đường huyết. Hạ đường huyết kéo dài nếu không phát hiện, điều trị hợp lý sẽ gây co giật, tổn thương não vĩnh viễn.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về tình trạng này.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết những nguyên nhân nào có thể gây ra hạ đường huyết kéo dài?

Cường insulin máu là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết kéo dài

Cường insulin máu là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết kéo dài

Trả lời:

Nguyên nhân hạ đường huyết kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể là do cường insulin máu (tăng sản tế bào beta tụy, quá triển tụy tạng), hội chứng quá triển cơ thể (hội chứng Beckwith – Wiedemann). Cũng có thể do nguyên nhân nội tiết (suy tuyến yên, thiếu cortisol máu, thiếu glucagon bẩm sinh, thiếu Epinephrin). Ngoài ra có thẻ do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, hạ đường huyết do nguyên nhân thần kinh. Tiền sử gia đình mẹ tiểu đường, bất dung nạp glucose, béo phì, bệnh lý ở mẹ và loại thuốc dùng khi mang thai, sanh khó, ngạt. Tiền sử gia đình có trẻ tử vong không rõ nguyên nhân. Nhận diện nhóm trẻ có nguy cơ cao hạ đường huyết như trẻ nhẹ cân, quá cân, sanh non, trẻ bệnh.

Hỏi: Bệnh nhân bị hạ đường huyết sẽ có các dấu hiệu lâm sàng nào? Cần làm các cận lâm sàng nào?

Biểu hiện lâm sàng của bệnh hạ đường huyết

Biểu hiện lâm sàng của bệnh hạ đường huyết

Trả lời:

Triệu chứng của hạ đường huyết là giảm trương lực cơ, li bì, run chi, khóc thét, bú kém, co giật, rên rĩ, hạ thân nhiệt, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh. Về cân nặng trẻ nhẹ cân hay lớn cân so tuổi thai. Chậm phát triển hay quá triển các tạng, cơ thể. Các bất thường bẩm sinh như thoát vị cuống rốn, lưỡi to, tim bẩm sinh, vẻ mặt bất thường, sạm da, vàng da kéo dài, gan to.

Cận lâm sàng cần làm: Dexstrotix, đường huyết, xét nghiệm tùy nguyên nhân như chức năng gan, thận, ion đồ, khí máu. Insulin máu cùng lúc lấy đường huyết khi Dextrotix < 2,2 mmol/L tức 40mg%, NH3 máu khi nghi ngờ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Xét nghiệm TSH, thyroxin máu khi nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp. GH khi nghi bệnh lý tuyến yên. Đường trong dịch não tủy khi kèm co giật nhưng đường huyết bình thường. Siêu âm bụng, chú ý tìm u tụy tạng.

Hỏi: Hạ đường huyết được chẩn đoán khi nào?

Trả lời:

Chẩn đoán hạ đường huyết khi đường huyết dưới 2,2 mmol/l (40mg%) có hay không có triệu chứng lâm sàng. Hạ đường huyết kéo dài khi hạ đường huyết nặng, cần truyền đường với tốc độ cao > 8-10 mg/kg/phút. Tình trạng hạ đường huyết kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc hơn. Đa số cần can thiệp bằng thuốc để điều trị nguyên nhân ngoài truyền Glucose.

Chẩn đoán nguyên nhân: Nguyên nhân cường insuline máu do tốc độ truyền glucose cao > 8 mg/kg/phút, khi đường huyết < 2,8 mmol/L (50mg%) mà Insulin máu (+) (vẫn trên 2 µU/ml). Nguyên nhân nội tiết cần đo GH, cortisole máu, TSH, thyroxin máu. Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có toan máu, NH3 máu tăng.

Hỏi: Nguyên tắc xử trí khi hạ đường huyết là gì? Và cần xử trí ra sao?

Truyền Glucose giúp ổn định hạ đường huyết

Truyền Glucose giúp ổn định hạ đường huyết

Trả lời:

Nguyên tắc:

Truyền Glucose để ổn định đường huyết.

Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa càng sớm càng tốt.

Điều trị nguyên nhân.

Xử trí: Truyền Glucose tốc độ cao. Dung dịch truyền tĩnh mạch ngoại biên chứa Glucose không quá 12,5%, và không quá 25% khi dùng đường truyền trung tâm.

Cách điều chỉnh tốc độ glucose:

Dung dịch có nồng độ Glucose 10%: Số ml/giờ = K (tốc độ) x 0,6 x Cân nặng.

Dung dịch có nồng độ Glucose 12%: Số ml/giờ = K (tốc độ) x 0,5 x Cân nặng.

Nuôi ăn qua đường tiêu hóa sớm. Nếu không có bệnh lý chống chỉ định. Thường chia cữ ăn mỗi 2 giờ, mỗi cữ ăn có thể kéo dài 1-2giờ để tránh tình trạng hạ đường huyết nặng do các cử ăn quá cách xa.

Thuốc điều trị hạ đường huyết do cường Insulin máu:

Octreotid được chỉ định khi hạ đường huyết do cường insulin. Liều dùng 5-20 µg/kg/ngày truyền TM/(TDD) chia 4 – 6 lần/ngày. Tác dụng phụ do ức chế GH, TSH, ACTH, tăng tiết nhờn, sỏi mật, chướng bụng.

Nifedipin do dùng khi đường huyết đã ổn định sau khi đã dùng Octreotid TDD. Chỉ định khi hạ đường huyết do cường insulin. Cơ chế do đối vận kênh calcium, ức chế phóng thích insulin. Liều dùng 0,25-2,5 mg/kg/ng chia 3 lần, uống. Tác dụng phụ ít khi gây hạ huyết áp.

GH được dùng khi có bằng chứng thiếu GH và suy tuyến yên.

Hydrocortison, thyroxin khi hạ đường huyết và có bằng chứng do thiếu những nội tiết tố này.

Xem xét phẫu thuật cắt tụy nếu hạ đường huyết do cường insulin thất bại với điều trị nội khoa.

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi thiết nghĩ cần theo dõi tình trạng lâm sàng về các triệu chứng hạ đường huyết. Dexstrotix mỗi 2 – 4 – 6 – 8 giờ, so sánh với đường huyết cùng thời điểm 1 – 2 lần mỗi ngày, sau đó mỗi 2 – 4 ngày hay lâu hơn tùy tình trạng đường huyết. Đồng thời theo dõi sự phát triển thể chất, tâm thần vận động về sau.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: