Tổn thương gan do thuốc có thể dẫn đến mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn, và thậm chí là tử vong. Dưới đây là một số loại thuốc có nguy cơ gây hại cho gan cao nhất.
- Làm sao để khắc phục táo bón sau khi sử dụng kháng sinh?
- Thuốc chống say tàu xe phổ biến – Uống khi nào hiệu quả nhất
- Cách điều trị tình trạng nghẹt mũi khi sử dụng thuốc thông mũi là gì?
1. Nguyên nhân gây tổn thương gan do thuốc
Tổn thương gan do thuốc là phản ứng có hại của thuốc gây ra tổn thương cho gan. Tình trạng này xảy ra khi sử dụng một số loại thuốc nhất định.
Hầu hết các thuốc đều được chuyển hóa ở gan và sau đó thải ra qua nước tiểu. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình này diễn ra chậm hơn, làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Việc dùng thuốc với liều lượng cao có thể gây tổn thương gan, nhưng một số loại thuốc còn gây hại cho gan ngay cả khi dùng với liều điều trị.
Thông thường, tổn thương gan do thuốc có tính chất cấp tính (dưới 6 tháng). Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phát ban, nổi mẩn trên da… và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
2. Các loại thuốc dễ gây tổn thương gan
Nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tổn thương gan, trong đó một số thuốc sau đây phổ biến hơn. Bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết gồm:
2.1. Thuốc kháng sinh
Một số kháng sinh như clindamycin, metronidazol nếu sử dụng quá liều hoặc trong thời gian dài có thể gây viêm gan cấp tính. Erythromycin, ciprofloxacin có thể gây viêm đường mật. Amoxicillin có thể làm tăng men gan, rối loạn chức năng gan, viêm gan…
2.2. Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen… là những loại thuốc không cần đơn thuốc, người dân dễ dàng mua ở hiệu thuốc. Khi dùng theo đúng chỉ dẫn, những thuốc này khá an toàn.
Tuy nhiên, vì dễ dàng mua và sử dụng, nhiều người không hiểu đầy đủ về cách dùng và tác dụng phụ của thuốc nên đã lạm dụng, dùng liều cao hoặc dùng liên tục, gây tổn thương gan, viêm gan, suy gan cấp.
2.3. Thuốc điều trị tăng huyết áp
Thuốc ức chế men chuyển (như captopril, enalapril, lisinopril…): Người bệnh cao huyết áp sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài có thể gặp phải tình trạng tăng men gan, tổn thương gan cấp tính, ứ mật.
Thuốc chẹn kênh calci và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB): Cũng có thể gây tăng men gan hoặc ngộ độc gan.
2.4. Thuốc điều trị tăng mỡ máu
Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ mỡ máu, bao gồm: Statin, fibrat, niacin, resin… Trong đó, nhóm statin được sử dụng phổ biến nhất.
Statin: Nhóm thuốc này chủ yếu được chuyển hóa tại gan, nơi gan đảm nhận việc chuyển hóa và thải trừ thuốc thông qua hệ thống men cytochrome P450 CYP3A4. Vì vậy, khi sử dụng cùng với các thuốc ức chế hệ thống men này (như erythromycin, diltiazem, itraconazol và cyclosporin), nồng độ statin trong máu có thể tăng cao, dẫn đến tăng độc tính cho gan.
Nhóm fibrat (gemfibrozil, clofibrate và fenofibrate) thường được dùng để giảm triglycerid máu. Tuy nhiên, nhóm này cũng có thể làm tăng nồng độ men gan AST, ALT, gây viêm gan cấp… Dù vậy, mức men gan có thể trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi ngừng thuốc.
Niacin được dùng để điều trị hạ mỡ máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch vành. Tuy nhiên, niacin cũng có thể gây tổn thương gan, với các biểu hiện như tăng nhẹ men gan, nhiễm mỡ gan, viêm gan, suy gan cấp… Tác dụng phụ này thường xảy ra ở những người sử dụng quá liều và sẽ giảm dần khi ngừng thuốc.
3. Cách phòng tránh tổn thương gan do thuốc
Để phòng ngừa tổn thương gan do thuốc, người bệnh nên lưu ý. Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng dược tphcm chia sẻ gồm:
Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.
Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc ngừng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Trước khi sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Những người có vấn đề về gan, thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Những bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là các thuốc có nguy cơ gây tổn thương gan, cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ.
Nguồn: sieuthithuocviet