12 lượt xem

Các biện pháp ngăn ngừa đau dạ dày từ thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây ra tác dụng phụ như đau và loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết. Vậy có biện pháp nào để phòng ngừa những rủi ro này không?

1. Nguy cơ đau dạ dày khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm

Dược sĩ, giảng viên cô Hoàng Duyên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ:

Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen… có thể gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, và loét dạ dày. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng còn có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Nguyên nhân là do NSAID ức chế enzyme COX-1, làm mất đi cơ chế bảo vệ của hệ tiêu hóa. Việc này làm giảm sản xuất prostaglandin, yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và kích thích sản xuất bicarbonate cùng chất nhầy. Kết quả là hàng rào bảo vệ kiềm của ruột bị tổn thương, cho phép axit dịch vị xâm nhập vào niêm mạc, dẫn đến tổn thương tế bào và mạch máu, gây viêm và loét dạ dày.

<center><em>Nhiều người bị đau dạ dày do thuốc giảm đau chống viêm không steroid</em></center>
Nhiều người bị đau dạ dày do thuốc giảm đau chống viêm không steroid

2. Biện pháp phòng ngừa đau và loét dạ dày do thuốc chống đau giảm viêm

Mặc dù hầu hết tác dụng phụ của NSAID thường ở mức tương đối thấp, nhưng nếu gặp phải cơn đau bụng dữ dội hoặc phát hiện phân có màu đen, hắc ín hay có máu, cần ngừng ngay thuốc và liên hệ với bác sĩ.

Nếu gặp phải vấn đề tiêu hóa khi sử dụng NSAID, người bệnh có thể chuyển sang thuốc khác như các loại thuốc ức chế chọn lọc COX-2, vì chúng ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Nếu việc sử dụng NSAID là cần thiết cho điều trị, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống loét để bảo vệ dạ dày, chẳng hạn như:

Misoprostol (Cytotec): Giúp giảm kích ứng dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton: như omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix), lansoprazole (Prevacid)…

Các loại thuốc này có khả năng giảm đáng kể nguy cơ loét và chảy máu dạ dày khi sử dụng NSAID.

3. Cách sử dụng thuốc giảm đau chống viêm NSAID một cách an toàn

Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng dược tphcm  để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần chú ý:

Tuân thủ hướng dẫn: Làm theo hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng chính xác: Sử dụng đúng liều được khuyến nghị và không tự ý thay đổi liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Không kết hợp NSAID: Tránh sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc NSAID cùng lúc.

Cẩn thận với aspirin: Nếu đang sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày, không nên dùng thêm NSAID khác.

Hạn chế uống rượu: Rượu có thể kích thích dạ dày, làm tăng nguy cơ loét.

Thời điểm uống thuốc: Uống NSAID khi bụng no hoặc cùng với một cốc sữa để giảm nguy cơ khó tiêu và buồn nôn.

Ngừng NSAID nếu có loét: Đối với những bệnh nhân đã có loét dạ dày tá tràng do NSAID, cần ngừng sử dụng thuốc này.

Trao đổi với chuyên gia: Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ để kiểm soát cơn đau hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro.

<center><em>Cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp trước khi dùng thuốc NSAID</em></center>
Cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp trước khi dùng thuốc NSAID

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động lên dạ dày. Dưới đây là một số gợi ý:

Ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Lựa chọn thực phẩm như cơm trắng, bánh mì nướng, chuối và khoai tây luộc, đồng thời tránh thực phẩm cay, chua và nhiều dầu mỡ.

Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể để hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày.

Tránh rượu và caffein: Những loại thức uống này có thể làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày.

Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ba bữa lớn, nên ăn nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày.

Thực phẩm giàu probiotics: Sữa chua, kimchi và dưa cải có thể duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Đối với những người có tiền sử bệnh dạ dày, nên tư vấn với bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

Bằng cách thực hiện những gợi ý này, bạn có thể giảm thiểu tác động của NSAID lên dạ dày và duy trì sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm tại: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: