Cây ba kích vốn nổi tiếng trong đông Y được sử dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp… đặc biệt giúp người già tăng cường sức khỏe tốt nhất.
Ba kích là cây gì?
Ba kích hay còn được gọi là dây ruột già, chẩu phóng xì, thuộc họ cây day leo thâ quấn, ngọn có cạnh, màu tóm, lông khi già sẽ nhẵn. Lá ba kích mọc đối nhau, hình mác, bầu dục thuôn nhọn. Phiến lá cứng, có lông ở mép và gân, lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
Cây ba kích có vị ngọt, cay, tính ấm công dụng chính là bổ thận tráng dương khử phong thấp, giảm các chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Bên cạnh đó, ba kích còn giúp giảm các triệu chứng đau khớp và được nhiều người sử dụng như một loại “viagra” tự nhiên. Cách dùng phổ biến nhất vẫn là ngâm rượu để uống.
Trong Y học cổ truyền ba kích còn vị thuốc đông Y được sử dụng để điều trị yếu sinh lý, di tinh, đau mỏi lưng gối, gân cốt mềm yếu mềm… rất hiệu quả.
Các bài thuốc từ cây ba kích
Ba kích thuộc nhóm thuốc bổ dương nên được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như huyết áp cao, đau mỏi lưng gối, trị thận hư, di tinh…
Bác kích chữa huyết áp cao: Sử dụng các vị thuốc cần thiết như sau ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, tiên mao, đương quy. Mỗi một vị thuốc lấy 12 g, đổ đều với 600ml sắc chỉ còn 200ml để uống. Mỗi ngày chia ra uống 3 lần và thực hiện điều trị trong khoảng 3 tháng.
Ba kích chữa đau lưng, mỏi gối, mặt mũi nhợt nhạt: Tục đoạn, ba kích, bổ cốt mỗi thứ 12 g,thêm hồ đào nhục 5 quả rồi dùng để sắc lấy nước uống.
Ba kích chữa thận hư, di tinh, dương uý: Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g, sơn thù du, kim anh mỗi vị 12g sắc lấy nước để uống.
Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều: ba kích, sơn thù du, thọ tu tự, tang phiêu tiêu mỗi thứ 12 g cho các nguyên liệu này sắc để uống hoặc tán bột uống.
Ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai đem rửa sạch, thái miếng, ba kích rửa sạch. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước đã đun sôi vặn nhỏ lửa và hầm trong khoảng 3 giờ nêm nếm gia vị vừa đủ, múc ra ăn cùng với cơm nóng.
Ba kích giúp hỗ trợ điều trị liệt dương: Ba kích lấy 40 bỏ lõi, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên đem đi rửa sạch, sấy khô đem ngâm trong bình với rượu khoảng 1 tuần có thể dùng. Mỗi ngày chia ra uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Trị thận hư, đau lưng: Ba kích 16g, đảng sâm12g , ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Lấy các vị thuốc trên nghiền thành bột mịn rồi trộn đều với mật ong làm hoàn để uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 12 g chiêu với nước.
Chữa đau lưng, chân tay tê mỏi, yếu ở người già: lấy đầy đủ các nguyên liệu bao gồm ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem các vị thuốc tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.
Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, mỏi lưng gối do thận hư: Ba kích 50g, kê huyết đằng 50g dâm dương hoắc 50g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Đem các nguyên liệu ngâm trong 1 tuần là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Bên cạnh đó ba kích thuộc nhóm thuốc bổ dương được sử dụng để trị các chứng đau bụng, tiểu không tự chủ rất tốt. Tuy nhiên không sử dụng ba kích cho người phụ nữ bị rong kinh, kinh sớm, người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Ba kích có tính hàn không nên sử dụng quá nhiều để tránh bị tiêu chảy. Trước khi sử dụng ba kích để chữa bệnh nên có sự tham khảo của các dược sỹ, y sỹ đông y.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn