Ciprofloxacin là loại kháng sinh được dùng rộng rãi và có hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng, đồng thời cũng mang nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm.
Ciprofloxacin – Loại kháng sinh “lắm tài, nhiều tật”
Ciprofloxacin là loại thuốc “lắm tài”
Được biết đến là một loại thuốc kháng sinh nhóm quinolone có hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Loại kháng sinh này chỉ dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nên không hiệu quả để điều trị các loại bệnh do virus ây ra như (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng khi không cần thiết hoặc sử dụng quá mức bất kỳ kháng sinh nào có thể gây giảm hiệu quả của thuốc.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm có thành phần hoạt chất là ciprofloxacin như Ciprofloxacin 0,3%, Ciprofloxacin 500mg, Ciprofloxacin 250mg. Trong đó, Ciprofloxacin 0,3% có dạng thuốc nhỏ. Trong trường hợp ciprofloxacin nhỏ tai hoặc mắt, bạn dùng thuốc để điều trị các tình trạng sau:
- Mắt: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc bờ mi, viêm tuyến mi (Meibomius) cấp và viêm túi lệ gây bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm với ciprofloxacin. Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt sau khi ghép giác mạc và kết mạc, sau tổn thương gây ra do các tác nhân vật lý và hóa học, trước và sau khi mổ mắt. Phòng ngừa các nhiễm khuẩn mắt liên quan đến Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis.
- Tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa có mủ mãn tính, phòng ngừa trong phẫu thuật vùng tai như phẫu thuật xương chũm và sau phẫu thuật.
Ciprofloxacin là loại kháng sinh “nhiều tật”
Theo nhiều giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì ciprofloxacin được biết đến là loại kháng sinh có nhiều công dụng để điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, thuốc còn có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh hay đập mạnh
- Khớp bị đau đột ngột, có âm thanh lách tách hoặc lốp bốp, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc không thể cử động bất kỳ khớp xương nào
- Tiêu chảy nước hoặc có máu
- Nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường
- Động kinh (co giật)
- Đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau phía sau mắt
- Da tái hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt, suy nhược
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu
- Tê, ngứa ran hoặc đau bất thường ở các vị trí trong cơ thể
- Có dấu hiệu phát ban da, dù nhẹ
- Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng trên của cơ thể) và gây phồng rộp và bong tróc da.
Ciprofloxacin là loại kháng sinh “nhiều tật”
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Chóng mặt hoặc buồn ngủ
- Nhìn mờ
- Cảm thấy lo lắng, bất an hoặc kích động
- Khó ngủ (mất ngủ hay gặp ác mộng).
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.
Thận trọng khi dùng thuốc ciprofloxacin
Ciprofloxacin là một loại thuốc tân Dược có rất nhiều tác dụng phụ nên người dùng cần thận trong trong quá trình dùng thuốc, đặc biệt, đối với người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan hay chức năng thận, người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.
Thận trọng khi dùng thuốc ciprofloxacin
Dùng ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp theo kháng sinh đồ. Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn mycobacterium tuberculosis bị âm tính.
Ngoài ra, ciprofloxacin còn có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.
Hạn chế dùng ciprofloxacin cho trẻ nhỏ và trẻ đang lớn (trên thực nghiệm, thuốc có gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực).
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn