Táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc trị táo bón
- Làm sao để khắc phục táo bón sau khi sử dụng kháng sinh?
- Thuốc chống say tàu xe phổ biến – Uống khi nào hiệu quả nhất
- Cách điều trị tình trạng nghẹt mũi khi sử dụng thuốc thông mũi là gì?
1. Tổng quan về táo bón
Táo bón là rối loạn tiêu hóa, khiến việc đại tiện không đều, ít xảy ra và thường mất thời gian. Phân thường khô, cứng, và có thể gây đau. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tắc ruột và cần phẫu thuật.
Dược sĩ, giảng viên cô Hoàng Duyên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:Táo bón có thể do hai nguyên nhân chính: nguyên phát và thứ phát, cụ thể:
- Táo bón nguyên phát:
- Nhu động ruột bình thường: Do cơ chế tống phân bị rối loạn.
- Nhu động ruột chậm: Đường ruột hoạt động kém dẫn đến táo bón.
- Rối loạn chức năng sàn chậu.
- Táo bón thứ phát:
- Chế độ ăn uống: Thiếu chất xơ, quá nhiều chất béo động vật, lười vận động, v.v.
- Bệnh lý thực thể: Các bệnh về thần kinh, vấn đề tâm lý, rối loạn nội tiết, v.v.
- Phụ nữ mang thai.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị.
2. Cách cải thiện táo bón không cần dùng thuốc
Táo bón không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nên trong các trường hợp nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng này mà không cần dùng thuốc bằng những cách sau:
- Massage: Thực hiện massage thường xuyên ở vùng đáy chậu và bụng. Dùng tay xoa nhẹ quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Động tác này giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Sử dụng thảo dược dân gian: Một số thảo dược tự nhiên có thể giúp cải thiện táo bón như nước chanh mật ong, nước ép quả mận tươi, muồng trâu, v.v., đều có tác dụng nhuận tràng tốt.
- Bổ sung rau củ quả tươi: Ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc giàu chất xơ giúp khắc phục táo bón hiệu quả. Một số lựa chọn tốt bao gồm mồng tơi, đậu bắp, kiwi, táo, rau chân vịt, và ngũ cốc hoặc yến mạch.
- Vận động và tập thể dục: Thực hiện vận động và tập thể dục đều đặn cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3. Những nhóm thuốc trị táo bón phổ biến
Nếu các biện pháp không dùng thuốc không hiệu quả, bạn có thể cần đến thuốc trị táo bón. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng:
3.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối
Tăng lượng nước, kích thước và khối lượng phân, đồng thời kích thích nhu động ruột để dễ thải phân hơn.
3.2. Thuốc nhuận tràng kích thích
Kích thích các cơ trong đại tràng, làm tăng lực co bóp. Thường dùng cho trường hợp cơ ruột kết yếu và phân di chuyển chậm. Ví dụ: natri picosulfat, dẫn xuất diphenylmethane.
3.3. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Hút nước từ mô ruột, làm mềm phân và bôi trơn ruột kết. Cần bổ sung đủ nước khi sử dụng.
3.4. Thuốc làm mềm phân
Tăng lượng nước trong phân và bọc phân bằng lớp dầu mỏng, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Ví dụ phổ biến: Docusate.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị táo bón
Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng dược tphcm tại trường lưu ý – Khi sử dụng thuốc trị táo bón, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ tùy thuộc vào loại thuốc, cụ thể như sau:
- Nhuận tràng tạo khối: Có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, và co thắt dạ dày. Để giảm nguy cơ táo bón ngược, hãy uống nhiều nước và tránh dùng thuốc trước khi đi ngủ.
- Nhuận tràng kích thích: Có thể gây co thắt ở các cơ quan tiêu hóa khác, đau dạ dày, buồn nôn và nôn mửa. Thuốc này kích thích đại tràng co bóp mạnh, nên có thể gây tiêu chảy, chuột rút, và đau bụng.
- Nhuận tràng thẩm thấu: Có thể gây đầy hơi và khó chịu. Thuốc làm tăng lượng nước trong phân bằng cách hút nước từ ruột kết, vì vậy bạn cần uống thêm nhiều nước để tránh mất nước.
- Thuốc làm mềm phân: Có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Để thuốc phát huy hiệu quả tối ưu, bạn cần uống đủ nước. Nếu uống ít nước, phân có thể trở nên đặc quánh, dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn hoặc khó tiêu.
5. Phòng ngừa táo bón
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.
- Tránh thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, và nước ngọt.
- Tập thể dục ít nhất 3 giờ/tuần.
- Giảm căng thẳng.
- Tránh ngồi bồn cầu lâu và không rặn khi đại tiện.
- Xây dựng thói quen đi đại tiện vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Cân nhắc đổi sữa cho trẻ nếu cần.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Táo bón thường gặp và không quá nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu các phương pháp điều trị không hiệu quả, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn thuốc phù hợp.